Cuộc thử nghiệm được Không quân Mỹ tiến hành từ căn cứ Không quân Vandenberg. Loại tên lửa được sử dụng trong thử nghiệm là tên lửa Minuteman III. Nguồn ảnh: BI.
Đây hiện được coi là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược và cũng là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa lâu đời nhất mà Mỹ đang sử dụng trong biên chế hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Tất nhiên so với những phiên bản đầu tiên, Minuteman III tới nay đã được nâng cấp rất nhiều lần. Mặc dù vậy đây vẫn là cái tên mang tính "thương hiệu" của Mỹ suốt từ thời Chiến tranh Lạnh tới nay. Nguồn ảnh: BI.
Trong cuộc thử nghiệm vừa rồi, Không quân Mỹ đã phóng được tên lửa Minuteman III tới tầm xa tới 4200 dặm - tương đương với gần 7000 km. Nguồn ảnh: BI.
Tầm xa lên tới 7000 km đủ để quân đội Mỹ triển khai tên lửa liên lục địa Minuteman III trên đảo Hawaii để... tấn công vào bán đảo Triều Tiên hay thậm chí là Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1970, Minuteman III hay còn có tên đầy đủ là LGM-30G Minuteman III. LGM-30G có chiều dài lên tới 18,2 mét, đường kính 1,85 mét và nặng tổng cộng 34,4 tấn. Nguồn ảnh: BI.
Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này của Mỹ có tầm bắn lý thuyết lên tới 13.000 km - nghĩa là có thể bắn tới gần như bất cứ khu vực nào trên thế giới khi được triển khai từ trong lãnh thổ Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, điểm yếu của loại tên lửa này đó là do nó có trọng lượng quá lớn, Minuteman III chỉ có thể được triển khai từ giếng phóng cố định. Nguồn ảnh: BI.
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân tổng lực xảy ra, các giếng phóng cố định của Minuteman III có thể sẽ bị lộ vị trí và bị tấn công phủ đầu ngay từ khi cuộc chiến chưa kịp bắt đầu. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, với khả năng mang theo đầu đạn W78 sức nổ tương đương 335 kT hoặc W87 với sức nổ khoảng 300 kT, chỉ cần một quả tên lửa Minuteman III phóng được, nó đủ sức để san phẳng mọi thành phố nào trên thế giới này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: "Lằng nhằng" quy trình phóng tên lửa đạn đạo Minuteman III.
Tuấn Anh