Mỹ một lần nữa lại nâng sức mạnh của dòng trực thăng tấn công AH-64 bằng việc trang bị cho chúng dòng tên lửa Spike. Đây hiện là dòng tên lửa diệt tăng có tầm tác chiến xa nhất thế giới.
Nhận thấy uy lực của dòng tên lửa này qua thực chiến, chính vì vậy Mỹ đã quyết định Spike sẽ là dòng tên lửa diệt tăng tiêu chuẩn cho AH-64 bên cạnh tên lửa Hellfire.
Hình ảnh tên lửa Sipke đang được phóng đi từ trực thăng tấn công AH-64.
Quân đội Mỹ cho biết, họ đã thử nghiệm tên lửa Spike rất nhiều lần trong năm vừa qua và nhận thấy đây là loại tên lửa chống tăng "ngoài tầm nhìn" hiệu quả hơn mọi loại vũ khí tương tự khác.
Điều này khiến đối phương không kịp trở tay.
Điều này có nghĩa là AH-64 có thể phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu ngay khi chúng chưa xuất hiện ở đường chân trời.
Điều này sẽ tạo bất ngờ cực lớn và khiến đối phương không kịp trở tay.
Đây cũng chính là điểm nguy hiểm bậc nhất của loại tên lửa này.
Spike là một trong những thế hệ tên lửa chống xe tăng thành công nhất của Israel.
Loại tên lửa này thuộc kiểu “bắn và quên”, cấu tạo gồm ba bộ phận chính: phần đầu (gắn thiết bị cảm biến lái dẫn); phần thân, mang 2 đầu nổ (để kích hoạt giáp phản ứng nổ ERA và xuyên phá); và động cơ của tên lửa.
Đây cũng là vũ khí đa năng, đa nhiệm, có thể được phóng từ đất liền, trên biển, từ xe cơ giới, và từ trực thăng.
Đầu đạn kép tandem HEAT của tên lửa có khả năng phá hủy các hệ thống giáp tăng cường và xuyên giáp tất cả các xe tăng chủ lực hiện có.
Nhờ trang bị các đầu đạn tích hợp xuyên giáp, nổ phá và nổ phá mảnh (Penetration, Blast và Fragment - PBF), Spike có khả năng triệt hạ nhiều loại mục tiêu khác nhau, như xe bọc thép, hầm trú ẩn, trang thiết bị kỹ thuật, tàu đổ bộ, tàu chiến mặt nước và sinh lực địch.
Nó có thể tấncông trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng.
Công ty Rafael đang nỗ lực mở rộng tính linh hoạt của tên lửa bằng cách tăng cường công cụ tìm kiếm EO-IR/CCD hiện có với laser bán chủ động (SAL).
Spike có nhiều biến thể với tầm bắn khác nhau. Các phiên bản tầm trung (MR), dài (LR), tăng tầm (ER) đều sử dụng phương thức lái dẫn quang - truyền hình, cho phép tối ưu hiệu quả và tầm bắn; tấn công từ nóc xe như FGM-148 Javelin của Mỹ.
Spike NLOS - phiên bản mới nhất của họ tên lửa Spike - có khả năng tấn công bất ngờ và uy lực cao, có vận tốc bay 180m/s, tầm bắn đến 25km - là tên lửa chống tăng có tầm bắn hiệu quả xa nhất thế giới.
Tên lửa Spike NLOS được dẫn lái dẫn bởi máy bay không người lái, trực thăng tấn công hoặc vệ tinh và thực hiện bằng hệ thống truyền lệnh quang - điện 2 chiều, sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm, nên tên lửa này có độ chính xác cực cao.
Việt Hùng