Năm 2022, Samland (SLD) ghi nhận lỗ 61,79 tỷ đồng, xóa toàn bộ lợi nhuận lũy kế kiếm được
CTCP Địa ốc Sacom (Samland – mã SLD) ghi nhận doanh thu đạt 2,74 tỷ đồng và lợi nhuận ghi nhận lỗ 20,46 tỷ đồng trong quý IV/2022, lũy kế cả năm ghi nhận lỗ 61,79 tỷ đồng.
Lỗ trong quý IV do đầu tư thua lỗ chứng khoán
Trong quý IV/2022, Samland ghi nhận doanh thu đạt 2,74 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 2,59 tỷ đồng, tức tăng thêm 5,33 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 20,46 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,29 tỷ đồng, tức giảm 25,75 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp ghi nhận dương 0,07 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 7,71 tỷ đồng, tức tăng thêm 7,78 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 88,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 20,55 tỷ đồng về 2,61 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 556,6%, tương ứng tăng thêm 21,09 tỷ đồng lên 24,87 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong kỳ, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 10,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 0,5 tỷ đồng về 4,26 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lãi 6 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 0,66 tỷ đồng, tức tăng thêm 6,66 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong kỳ, mặc dù lợi nhuận gộp chuyển từ âm sang dương và lợi nhuận khác tăng đột biến nhưng không đủ bù đắp sụt giảm doanh thu tài chính và đặc biệt chi phí tài chính tăng cao, lợi nhuận trong kỳ vẫn ghi nhận lỗ 20,46 tỷ đồng.
Công ty thuyết minh trong kỳ doanh thu tài chính giảm chủ yếu do không còn ghi nhận lãi kinh doanh chứng khoán so với cùng kỳ lãi 20,92 tỷ đồng; Ngoài ra, chi phí tài chính do tăng lỗ đầu tư chứng khoán và trích lập dự phòng tăng 462,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 16,75 tỷ đồng lên 20,37 tỷ đồng (đầu năm 3,62 tỷ đồng).
Như vậy, lợi nhuận ghi nhận lỗ kỷ lục 20,46 tỷ đồng trong quý IV chủ yếu do thua lỗ khi đầu tư chứng khoán.
Xóa bỏ toàn bộ lợi nhuận lũy kế kiếm được tới 31/12/2022
Lũy kế trong năm 2022, Samland ghi nhận doanh thu đạt 7,96 tỷ đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 61,79 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,96 tỷ đồng, tức giảm 67,75 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2022, Samland đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 635% lên 43,85 tỷ đồng. Như vậy, với việc ghi nhận lỗ thêm 61,79 tỷ đồng trong năm 2022, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch có lãi trong năm tài chính.
Với việc ghi nhận lỗ trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đã chuyển từ dương 29,4 tỷ đồng sang âm 32,4 tỷ đồng, chính thức xóa bỏ toàn bộ lãi lũy kế kiếm được từ trước tới nay.
Bên cạnh kinh doanh lao dốc, năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục âm thêm 23,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 214,5 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm, dòng tiền đầu tư dương 28,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 56,7 tỷ đồng.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Samland giảm 8,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 111,1 tỷ đồng, về còn 1.155,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 646,4 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 421,2 tỷ đồng, chiếm 36,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong năm tài chính, tài sản biến động mạnh chủ yếu tài sản dở dang dài hạn tăng 19,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 105,2 tỷ đồng lên 646,4 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 17,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 86,6 tỷ đồng về 421,2 tỷ đồng …
Trong đó, tính tới 31/12/2022, giá trị chi phí sản xuất kinh doanh Dự án chung cư Samland Riverside vẫn duy trì 133,7 tỷ đồng so với đầu năm 126,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,3 tỷ đồng; dự án Khu dân cư Nhơn Trạch ghi nhận 512,7 tỷ đồng, tăng 97,9 tỷ đồng so với đầu năm.
Điểm đáng lưu ý, trong năm 2022, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 75,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 113,54 tỷ đồng về còn 36,31 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu 1,02 tỷ đồng tiền mặt và 35,29 tỷ đồng đầu tư tài chính.
Trong danh mục đầu tư tài chính, Công ty ghi nhận đầu tư 56,85 tỷ đồng vào chứng khoán kinh doanh, trích lập dự phòng 21,56 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 37,9% tổng danh mục (đầu năm chỉ trích lập 1,44 tỷ đồng cho danh mục 62,88 tỷ đồng, tỷ lệ trích lập 2,29%).
Công ty thuyết minh trong năm đã bán toàn bộ danh mục đầu tư cổ phiếu FPT, TCB, MWG và tính tới cuối năm 2022, danh mục đang nắm giữ 31,99 tỷ đồng cổ phiếu HPG, đã trích lập dự phòng 11,9 tỷ đồng; nắm giữ 22,96 tỷ đồng cổ phiếu SJS, đã trích lập dự phòng 9,34 tỷ đồng; và nắm giữ 1,9 tỷ đồng cổ phiếu SSI, đã trích lập dự phòng 0,34 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 5,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 21,66 tỷ đồng về 359,97 tỷ đồng và chiếm 31,1% tổng nguồn vốn. Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ vay dài hạn sang nợ vay ngắn khi đầu năm nợ vay dài hạn là 350,9 tỷ đồng, cuối năm không còn nợ vay dài hạn mà chỉ còn nợ vay ngắn hạn là 359,97 tỷ đồng.