Nắm chắc bí quyết này, mẹ có thể tự trồng mướp hương trong thùng xốp sai trĩu quả ăn quanh năm không hết
Mùa hè đến rồi, mẹ hãy tự trồng mướp để phục vụ cho bữa ăn gia đình nhé.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…dùng ăn có thể chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, điều kinh, chữa đau bụng kinh, kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn. Nhiều chị em phụ nữ cũng dùng mướp hương để làm đẹp, điều trị các chứng bệnh ngoài da và chống nếp nhăn.
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn trồng mướp hương ở vườn nhà trong chậu hoặc thùng xốp để tiết kiệm diện tích, vừa có rau sạch để ăn, lại vừa tạo không gian xanh mát cho gia đình.
Để mướp cho năng suất cao nhất thì nên trồng vào khoảng tháng giêng, tháng hai âm lịch hằng năm. Và cũng nên chọn ngày nắng ấm để gieo hạt. Còn nếu trong trường hợp trồng mướp vào một thời điểm khác như vào mùa mưa thì nên làm giàn cho mướp leo, để không xảy ra tình trạng trái mướp ra ngấm nước và đất ẩm sẽ bị thối.
Khi trồng mướp, hạt mướp được chọn làm giống ưu tiên những hạt nằm ở phần gần với gốc quả nhất, dần lên đến giữa quả. Hoặc có thể mua ở ngoài về để trồng. Khuyến khích dùng phân hữu cơ hoai mục trộn với đất tạo thành viên như hạt ngô cho vào thùng trồng mướp, lấp lớp đất mỏng lên và gieo hạt.
Cách trồng mướp hương trong thùng xốp
Chuẩn bị
Thùng xốp, chậu nhựa.
Đất dinh dưỡng: Đất Fusa hoặc Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
Hạt giống Mướp hương F1 hoặc hạt giống mướp hương Cao Sản.
Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.
Vài mét dây để làm giàn leo, có thể là dây vải, dây dù, dây thép hay bất cứ dây gì cũng được.
Cách trồng
Gieo hạt: Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 giờ. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, ủ cho đến khi hạt nứt nanh (khoảng 36-48 giờ) thì đem gieo.
Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.
Trồng cây con: Khi hạt nảy mầm có từ 2 đến 3 lá non ta tiến hành tách cây con sao cho cây cách cây 0,8-1m, hàng đôi 4-5m.
Cách chăm sóc
Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.
Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây.
Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc).
Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.
Tưới nước cho cây: Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây. Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ. Không nên tưới phun nước lên hoa, quả non. Mướp nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu mướp không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn. Phòng ngừa sâu bệnh
Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
Thu hoạch
Sau khoảng 38 – 40 ngày gieo trồng là bạn đã có thể thu hoạch những thành quả đầu tiên rồi đấy. Nên thu hoạch từ khi trái còn non thì ăn sẽ ngon và ngọt hơn rất nhiều. Sau khi thu hoạch, nếu muốn trồng rau mới, bạn nên xới đất tơi lên, phơi nắng 2 – 3 lần và bổ sung thêm đất với mùn giun để đảm bảo dinh dưỡng. Đấy chính là cách trồng mướp hương tại nhà vô cùng hiệu quả. Từ giờ bạn sẽ không còn phải lo lắng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mỗi lần mua rau nữa nhé.
Một số loại bệnh, sâu hại cây mướp và cách khắc phục
Bệnh hại
Bệnh sương mai: Đây là loại bệnh thường gặp nhất ở mướp hương. Bệnh chủ yếu gây hại ở trên lá khiến lá vàng và cây nhanh tàn. Để phòng trừ loại bệnh hại này, bạn nên luân phiên sử dụng thuốc Ridomil, Antracol, Cuzate, Mancozed…
Sâu hại
Sâu hại ăn lá có thể tấn công và gây hại cho cây trong suốt quá trình cây phát triển. Bạn nên phun luân phiên các loại thuốc như : Lannate, Ammate, Silsau super, Regent, Secure, Takumi,… vào lúc chiều mát và phun vào mặt dưới của lá.
Bọ xít: Với loại này, bạn nên phun thuốc Suracide, Admire, Mopilan…
Lưu ý: Khi phun thuốc phòng trừ sâu hại thì bạn nên phun vào lá bánh tẻ và lá non, còn thuốc trừ bệnh thì phun vào lá già và lá bánh tẻ. nên phun kĩ mặt phía dưới của lá.
Sinh vật gây hại
Chuột: Loại này có thể cắn phá lúc gieo hạt giống mướp nhật. Để phòng trừ bạn nên đặt bẫy hoặc phun thuốc chuột Photphure kẽm, Clerat hoặc phun thuốc trừ sâu có mùi hôi cho chuột không đến gần.
Dế, sâu đất, sùng đất có thể ăn đứt rễ và cây non. Để phòng trừ, bạn nên rãi 20-30 hạt basudin/hốc sau khi gieo hạt.