"Nắm đấm thép" T-72B3M của Nga được tung vào ngay những giờ đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi phát xít hóa và phi quân sự hóa quốc gia láng giềng.
T-72B3M được tung vào song song cùng với T-72B3, đây là hai dòng xe tăng chủ lực của chiến dịch này bên cạnh các dòng xe tăng khác như T-72B, T-80B, T-80BVM, T-90A.
Tung "cú đấm thép" T-72B3M, dòng xe tăng đang được Nga đặt rất nhiều kỳ vọng, thậm chí giới chức quốc phòng Moscow từng tuyên bố, họ không nhất thiết cần tới T-14 khi đã có T-72B3, T-72B3M và T-90 trong vai tròng lực lượng tăng xung kích.
Tuy vậy việc cả T-72B3 và T-72B3M bị hạ hàng loạt tại Ukraine là cú sốc đối với Nga. Theo phía Ukraine công bố, số xe tăng của Nga bị hạ lên tới gần 500 chiếc, trong đó chủ yếu là T-72B3 và T-72B3M.
Việc T-72B3M bị ngã gục dưới hỏa lực do NATO cũng cấp có thể sẽ khiến Nga phải tìm phương án thay thế thay vì trông chờ vào dòng xe tăng nâng cấp sâu rộng nhất của T-72 này.
Hình ảnh xe tăng T-72B3M của Nga bị đánh bật tháp pháo như thế này không còn hiếm thấy trên chiến trường Ukraine vốn đang khốc liệt.
Thậm chí ngay cả khi phía Nga trang bị giáp "mũ sắt" cho T-72B3M thì vẫn không tránh được việc bị phá hủy bởi hỏa lực chống tăng đối phương.
Ngoài việc phá hủy thì một số chiếc xe tăng T-72B3M của Nga cũng rơi vào tay Ukraine trong tình trạng còn khả năng chiến đấu.
Ngay lập tức phía Ukraine biên chế và vận hành loại xe tăng này để chống lại quân đội Nga.
T-72B3M còn được biết tới với định dạnh là T-72B4, đây là biến thể nâng cấp sâu rộng của dòng xe tăng T-72 nổi tiếng của Liên Xô phát triển.
T-72B3M được phát triển từ nền tảng T-72B3 được Nga nâng cấp với số lượng lớn trước đó.
Phiên bản T-72B3M hiện đại hóa được giới thiệu vào năm 2014 với mục tiêu nâng cao khả năng chiến đấu cho xe T-72B3, trong bối cảnh Nga khó có ngân sách để sắm hàng nghìn siêu tăng T-14 Armata trong thời gian ngắn.
Gói nâng cấp T-72B3M cung cấp hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina và máy tính đường đạn hoàn toàn mới.
Ngoài việc được thay thế pháo nòng trơn 2A46M5 125mm, T-72B3M có thêm hệ thống quan sát Sosna-U, kiểm soát hỏa lực 1A40-4 và tự vệ chủ động Arena-E mới.
Pháo thủ có thể ngắm bắn ở khoảng cách xa và chính xác hơn nhờ tổ hợp kính ngắm đa kênh, trong khi khả năng bảo vệ được tăng cường bằng các cụm giáp phản ứng nổ Kontakt-5 xếp theo cấu hình vỏ sò của xe tăng T-90A.
Hệ thống máy tính bên trong buồng lái cũng được đổi mới hoàn toàn nhằm điều khiển tên lửa tấn công tốt hơn.
Thiết bị nổi bật nhất của Sosna-U là cảm biến ảnh nhiệt Catherine-FC do tập đoàn Thales của Pháp phát triển, cho phép kíp xe T-72B3M phát hiện, nhận diện mục tiêu xe tăng từ khoảng cách 10.500 m vào ban ngày và 2.200 m ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Sosna-U cũng giúp T-72B3M sở hữu khả năng tìm - diệt (hunter-killer). Trưởng xe có thể tìm kiếm và quay pháo về phía mục tiêu, pháo thủ chỉ việc điều chỉnh đường ngắm chính xác và khai hỏa. Trong lúc đó, trưởng xe tiếp tục phát hiện mục tiêu mới.
Pháo 2A46M5 đời mới trên T-72B3M có độ chụm đạn cao hơn nhiều so với phiên bản cũ, tương đương với pháo Rheinmetall Rh-120 L/44 trên xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất.
Hệ thống nạp đạn tự động nâng cấp cho phép T-72B3M sử dụng nhiều biến thể đạn APFSDS và tên lửa mới được phát triển cho T-90A.
Thay đổi đáng kể nhất của T-72B3M so với T-72B3 là việc lắp động cơ diesel V-92S2F công suất 1.130 mã lực.
So với động cơ V-84-1 với công suất 840 mã lực của T-72B3 thì động cơ của T-72B3M khỏe hơn và cho phép chúng đạt tốc độ tối đa 75-80 km/h.
T-72B3Mcòn có thêm các khối giáp phản ứng nổ Kaktus lắp ở hai bên mặt sau tháp pháo, thay thế cho hộp chứa linh kiện phụ tùng xe tăng. Ngoài ra nó còn được lắp giáp lồng hông sau tháp pháo và thân.
Diềm cao su hai bên sườn xe cũng được thay bằng các tấm giáp thép - cao su mới, có khả năng kích nổ đầu đạn HEAT trước khi chúng bắn vào giáp chính. Gầm xe được điều chỉnh để tăng khả năng kháng mìn tốt hơn.
Tuy vậy tất cả đều không đủ để bảo vệ dòng xe tăng này trước các hỏa lực chống tăng do NATO viện trợ cho Ukraine. Có lẽ Nga sẽ tìm tới xe tăng mới như T-90M và T-14 thay vì trông chờ vào T-72B3M cho lực lượng xung kích.