Năm học mới ở đại học Harvard

Trong chuyến công tác dài ngày tại Mỹ, sáng ngày 28/8/2024 chúng tôi ghé thăm Đại học Harvard, ngôi trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, đúng ngày nhập trường của sinh viên năm thứ nhất.

Vài nét về Trường Đại học Harvard

Thành lập từ vào ngày 28 tháng 10 năm 1636, Harvard là trường đại học đầu tiên tại các thuộc địa của Mỹ. Đại học Harvard được thành lập chính thức thông qua cuộc bỏ phiếu của Tòa án Tối cao và Tổng quát của Thuộc địa Vịnh Massachusetts. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều và có bức tượng đồng trong khuôn viên Campus nhưng John Harvard không phải là người sáng lập đại học Harvard, ông là nhà hảo tâm lớn đầu tiên và đã hiến tặng một nửa tài sản của mình cùng thư viện hơn 400 cuốn sách cho Trường.

Trong khi nhiều người nghĩ rằng khuôn viên Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, thì trường này cũng có các khuôn viên trường được xây dựng tại các khu phố Longwood và Allston của Boston, Massachusetts.

Đại học Harvard có 14 trường, trong đó Harvard College chỉ là một trong 14 Trường Harvard. Harvard College là Trường dành cho sinh viên đại học và 13 Trường sau đại học và chuyên nghiệp giảng dạy cho những sinh viên.

Tính đến ngày 31/10/2023, Đại học Harvard có 20.667 giảng viên, nhân viên. Trong đó các khoa có 2.448 giảng viên, đội ngũ cán bộ nghiên cứu: 3.002 người; cán bộ quản lý và chuyên môn: 8.250 người; nhân viên hỗ trợ: 5.582 người; dịch vụ và kinh doanh: 1.385 người. Đại học Harvard có quy mô đào tạo 25.266 sinh viên đại học và sau đại học và có hơn 400.000 cựu sinh viên trên toàn thế giới.

Năm học mới ở Đại học Harvard

Buổi sáng mùa Thu 28/8/2024 là ngày nhập trường của sinh viên. Trong khuôn viên của Campus, nhiều sinh viên trẻ với gương mặt tươi vui hớn hở, tay kéo vali tay cầm tài liệu đi đến nhập học.

Thật tình cờ, tại Đại học Harvard chúng tôi gặp em Đặng Việt Phương là cựu sinh viên khóa 42 khoa Xã hội học Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em sang đây với học bổng một năm của Viện Harvard -Yenching, nghiên cứu về các tổ chức dân sự ở Việt Nam.

Có nhiều tốp sinh viên năm 2, năm 3 là những tình nguyện viên hướng dẫn các tân sinh viên, họ cầm tấm biển lớn với dòng chữ “Chào mừng đến Harvard” và vui vẻ, tận tình hướng dẫn người mới.

Một tốp sinh viên khác, tay cầm chồng báo The Harvard Crimson (tạm dịch: Haravard đỏ thẫm) là tờ báo do sinh viên của Đại học này tự xuất bản. Trong tờ báo này có lịch cho năm học 2024-2025 với 10 tháng học (từ tháng 8/2024 đến tháng 5/2025) kèm theo chi tiết hàng tuần, có ghi nhớ những ngày đáng lưu ý như: tuần học định hướng nghề nghiệp (từ 28/8 đến 3/9), các kỳ nghỉ lễ, các kỳ thi, kiểm tra,.v.v).

Tờ báo cũng hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất cách thức làm thẻ ngân hàng, bản đồ đi lại trong Đại học Harvard kèm theo các địa điểm, tòa nhà, dịch vụ ăn uống, vui chơi, đi lại,.vv.). Với sự hỗ trợ của sinh viên tình nguyện, những sinh viên mới đến dễ dàng nhập học và có cẩm nang về ngôi trường danh tiếng.

Hoạt động này gợi nhớ đến các trường đại học ở Việt Nam, cũng vào dịp này nhiều nhóm sinh viên tình nguyện chào đón và hỗ trợ tân sinh viên nhập học, tìm thuê nhà trọ.

Một thoáng Harvard

Đã có rất nhiều bài viết và công trình đề cập đến Đại học Harvard, nên mấy dòng sau đây chỉ là một thoáng cảm nhận của người viết bài này về Đại học hàng đầu thế giới này.

Khuôn viên nhà trường rất rộng, có nhiều đường trải nhựa và ô tô chạy trong trường, nhiều đại lý ngân hàng, tiệm ăn. Các tòa nhà cổ kính, khuôn viên rộng, những hàng cây và cỏ xanh mướt. Đáng chú ý là ở những thảm cỏ đều có chăng dây xung quanh, không để cho người bước qua thảm cỏ. Cũng có thể hiểu rằng: do sinh viên/cán bộ thường bước qua thảm cỏ, nên cần chăng dây để ngăn chặn?

Bức tượng đồng này là một minh chứng về sự ghi nhớ công ơn của Đại học Harvard với người có đóng góp lớn lao cho nhà trường.

Bức tượng đồng này là một minh chứng về sự ghi nhớ công ơn của Đại học Harvard với người có đóng góp lớn lao cho nhà trường.

Thư viện Đại học Harvard là một tòa nhà cao tầng, rộng. Muốn vào bạn phải bước lên khoảng hai mươi bậc mới lên được tầng đầu tiên. Nhưng tôi ấn tượng với bức tượng của ngài John Harvard (mà nhiều người cho là người sáng lập Đại học này) nhưng ông chỉ là người đóng góp nhiều kinh phí và sách vở cho Đại học Harvard.

Bức tượng đồng này là điểm checkin của bất cứ ai đến đây, bàn tay du khách đã sờ nhẵn mũi giày của ông. Bức tượng đồng này là một minh chứng về sự ghi nhớ công ơn của Đại học Harvard với người có đóng góp lớn lao cho nhà trường. Không chỉ có vậy, sự biết ơn của Đại học Harvard còn thể hiện ở những dòng chữ trang trọng trước một nhà thờ lớn để ghi nhớ những nam giới đã hy sinh trong chiến tranh thế giới “Đại học Harvard xây dựng nhà thờ này để tưởng nhớ những nam giới của Harvard đã hy sinh trong chiến tranh thế giới”.

Năm 1638 John Harvard để lại thư viện (400 cuốn sách) và một nửa tài sản của mình cho Trường. Để ghi nhận di chúc của John Harvard, năm 1639 Tòa án Tối cao và Tổng quát ra lệnh "rằng trường đại học đã thỏa thuận trước đây sẽ được xây dựng tại Cambridg, được gọi là Trường đại học Harvard".

GS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nam-hoc-moi-o-dai-hoc-harvard-post523549.html