Nắm S-400 của Nga trong tay, Thổ Nhĩ Kỳ thả sức 'mặc cả' với Mỹ ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đã ngầm cảnh báo về một cuộc tấn công quân sự lớn và hơn bất kỳ nước nào, Mỹ phải đối mặt với mối đe dọa đó ở Syria. Động thái này trở nên rõ ràng hơn đặc biệt khi Thổ Nhĩ Kỳ có được S-400 của Nga.
Theo Ahvalnews, hiện diện trong cuộc chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngầm cảnh báo về một cuộc tấn công quân sự lớn và hơn bất kỳ nước nào, Washington phải đối mặt với mối đe dọa đó. Đây là nhận định của chuyên gia trên tờ Jerusalem Post.
“Trong vài ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm được điều mà nước này mong muốn trước đây, nước này đe dọa mở đợt tấn công quân sự nhằm vào các đối tác trong liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Syria”, chuyên gia Seth Frantzman viết trên Jerusalem Post.
“Điều này khiến Mỹ bối rối trong việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng...”, chuyên gia nhận định.
Mùa Thu năm ngoái, Ankara đe đọa tấn công vào Tây Syria, thậm chí mở các cuộc tấn công vào cứ điểm của lực lượng Dân chủ Syria người Kurd, đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút quân khỏi Syria.
“Những tưởng Mỹ quyết định kết thúc 3 năm thành công trong cuộc chiến chống khủng bố IS ở Syria và rời đi”, chuyên gia Frantzman từng nhận định.
Nhưng thực tế cuối cùng, Mỹ vẫn ở lại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức bầu cử còn khủng bố IS đã bị đánh bại hồi tháng 3. Hiện cuộc khủng hoảng lại quay trở lại khi Ankara hiệu lệnh cho người Kurd một lý do khác để “tung cờ” nổi dậy, chuyên gia Frantzman nhận định.
“Điều này diễn ra ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhận được và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Đó không phải là sự trùng hợp”, chuyên gia cho biết đồng thời chỉ ra rằng Washington đang cân nhắc cách để trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận về vùng an toàn.
Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng, giống như Iran, Nga và Trung Quốc, Mỹ rất hiểu kết quả của sự kết hợp giữa sức mạnh cùng mối đe dọa nhằm đưa đến những thỏa hiệp, theo Frantzman.
Với chuyện tuần hành chung Mỹ cam kết thực hiện quanh Manbij, một khu vực Thổ Nhĩ Kỳ luôn lo ngại, Washington cam kết đẩy nhanh tiến độ các bước nhằm xóa bỏ mối lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có việc triển khai trung tâm hoạt động chung với Thổ Nhĩ Kỳ để quan sát vùng an toàn và xây dựng một “hành lang hòa bình”.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là giai đoạn thứ 3 ở Syria, sau hoạt động ở Euphrates năm 2016, và chiến dịch Nhành Ô Liu ở Afrin năm ngoái, Ankara đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực rộng đến hàng chục km sâu vào biên giới Syria.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường sức ép với Mỹ và tranh thủ ảnh hưởng từ thương vụ mua S-400 của Nga”, chuyên gia Frantzman nhận định. “Cho đến nay, Ankara vẫn “thủ” trong tay lá bài tốt. Các đối tác Mỹ sẽ phải băn khoăn về những tuyên bố mới nhất về các hoạt động chung cũng như hành lang an toàn”, chuyên gia cho biết.