Năm Tân Sửu 2021 nên đi chùa vào ngày nào?
Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục văn hóa tâm linh của người Việt để cầu mong một năm mới may mắn, hạnh phúc, bình an. Vậy đi lễ chùa đầu năm thế nào cho tốt.
Đi chùa lễ Phật đã trở thành một nét đẹp tâm linh của người Việt bao đời nay. Đi chùa đầu năm không phân biệt nam nữ, nhưng thông thường các bà các mẹ là những người thường xuyên đến chùa hơn.
Đi chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh, rũ bụi trần. Đây còn là chốn thanh tịnh để con người thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Chính vì thế, việc chọn ngày tốt để đi lễ chùa đầu năm cũng được mọi người khá quan tâm và chú trọng mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vậy đầu năm Tân Sửu 2021, nên đi lễ chùa vào những ngày nào để mọi sự hanh thông, sở cầu như nguyện?
Năm Tân Sửu 2021 nên đi chùa vào ngày nào?
Mùng 1 Tết:
Việc lên chùa vào mùng 1 Tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí nhiều người sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Họ cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nên đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.
Mùng 2, 3 Tết:
Có quan niệm cho rằng, ngày mùng 2 và mùng 3 Tết là lễ đón Hỷ thần (Vị thần mang lại may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần (Vị thần ban phước cho công danh, tài lộc). Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ, hứa hẹn cả năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.
Mùng 4 Tết:
Thông thường, ngày mùng 4 Tết Nguyên đán là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm.
Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Mùng 5 Tết:
Quan niệm dân gian cho rằng, ngày mùng 5 Tết nói riêng, mùng 5 âm lịch nói chung là ngày Nguyệt Kỵ. Ngày này mang hàm ý là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó mà thuận lợi.
Chính vì thế, ngày này có thể đi lễ chùa đầu năm để tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Đồng thời, có thể cầu mong bình an tới với gia đình, người thân cũng là điều vô cùng ý nghĩa.
Mùng 6 Tết:
Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
Thông thường, ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm.
Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Để đi lễ chùa tăng tiến lộc tài thì các bạn nên chú ý
- Trước khi đi, chúng ta có thể thắp 1 nén hương lên bàn thờ để mời gia tiên chúng ta cùng chúng ta đi du xuân, lễ phật và kêu thay nói đỡ cho chúng ta. Việc này rất quan trọng bởi chỉ có người âm của chúng ta mới có thể kêu thay nói đỡ về lời cảm tạ và tâm cầu của chúng ta với các cõi tâm linh.
- Không dâng đồ ăn mặn như thịt lợn, thịt trâu, giò, chả... để dâng lên các ban Phật. Chỉ nên dâng các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè...
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ, tiền thật để dâng cúng tại các ban Phật tại chùa. Theo quan điểm của nhà phật thì tiền, dù thật hay giả, cũng chỉ là để cho chúng sinh. Vì thế, càng kiêng kị việc nhét tiền thật vào tay các tượng phật. Nếu có tiền thật thì chúng ta nên bỏ vào hòm công đức. Chúng ta cũng nên chú ý rằng hiện nhà chùa đã cấm dùng vàng mã để lễ phật. Việc cấm này là đúng với tinh thần của Đức Phật đã răn dậy.
- Nguyên tắc cầu nguyện chúng ta nên cầu cho chúng sinh trước, sau đó cầu cho gia đình, dòng họ và cuối cùng chúng ta cầu cho bản thân mình. Như thế vừa thể hiện được tâm đức cũng như tấm lòng thành kính của bản thân trước Phật.
- Khi vào chùa nên tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần ngắn, váy ngắn, tránh nói tục hoặc chen lấn, khấn to để thể hiện được lòng thành kính đến đức phật và cũng để tránh phản cảm với những người xung quanh.
- Khi khấn nên tìm chỗ không bị đông, không bị chen lấn để tập trung tâm trí cho lời khấn. Có tập trung được tâm trí, sợi dây âm dương mới được nối, mọi tâm nguyện của mình mới đến được nhà Phật. Vì vậy, khi chùa đông chúng ta có thể ra đứng ra sân chùa khấn cũng được. Như thế, chúng ta vừa không bị chen lấn vừa nối được âm dương đến nhà Phật. Việc chen lấn, xô đẩy, nói to chỉ thể hiện cái tâm tham của chúng ta mà thôi, vậy phật nào chứng cho chúng ta.
- Khi đặt lễ chúng ta có thể chỉ cần đặt một lễ tại cung Tam bảo là được. Nếu muốn dâng lễ nhiều nơi thì nên dâng tại ban Đức Ông, Thánh Hiền trước rồi dâng lên Tam Bảo. Ngày đầu năm, vì mọi người đi lễ chùa đông thì chúng ta, nếu có sắm lễ thì chỉ nên sắm một lễ nhỏ để dễ tìm chỗ để, nếu không dâng nổi tại Tam Bảo thì dâng tại ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, chứ không nên đặt lễ chen lên các lễ của người khác. Chúng ta không đặt được lễ tại Tam bảo là do khách quan, chúng ta vẫn được Phật chứng. Còn nếu có tình gạt lễ người khác để đặt lễ của mình thì mình bộc lỗ cái tâm tham thì Phật đâu có chứng lễ cho chúng ta.
- Nếu nhà chùa không cấm thắp hương thì có thể thắp mỗi ban 1 nén hương là đủ. Đừng nghĩ là thắp nhiều hương mà lắm tài nhiều lộc. Nếu nhà chùa cấm thắp hương thì chúng ta không nên cố tình. Bởi nhà phật từ bi hỉ xả khó chấp nhận chúng sinh đi chùa bon chen.
- Người đời cho rằng đến chùa chỉ cầu được bình an thôi chứ không cầu được tài lộc, cầu tài lộc thì cứ phải đến cửa thánh cầu thì mới được. Điều đó không đúng.
- Chúng ta đến chùa, làm công quả cho chùa là để tạo phúc để giảm nghiệp cho bản thân, gia đình và gia tiên của chúng ta. Khi nghiệp giảm, phúc tăng thì phúc tuệ, tài lộc sẽ tự tìm tìm đến.
- Do nhà phật chỉ "Chứng tâm, không chứng lễ", nên chúng ta đi chùa hay đi đền phủ thì cũng lưu ý rằng mình nên tự khấn lấy để bộc lộ cái tâm thành của mình. Không nên nhờ người khấn hộ.
- Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì sau khi đặt lễ các ban phật thì chúng ta đến đó đặt lễ, dâng hương.
Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ. Nhà thờ tổ là nơi thờ các vị sư đã từng chủ trì, cai quản ngôi chùa của chúng ta.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nam-tan-suu-2021-nen-di-chua-vao-ngay-nao-409929.html