Nặn mụn đầu đen ở mũi thế nào cho đỡ hại da?
Mụn đầu đen gây mất thẩm mỹ, để nặn mụn đầu đen ở mũi mà ít gây hại cho da chúng ta cần lưu ý những phương pháp sau.
Mụn đầu đen được hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn. Mụn đầu đen thường có phần cồi mụn màu đen và cứng nhô hẳn lên trên bề mặt da.
Nói cách khác, mụn đầu đen khiến lỗ chân lông to ra, khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên việc nặn mụn đầu đen ở mũi cũng sẽ khiến da bị tổn thương và rất có thể còn gây ra sẹo, để lại vết thâm.
Để ít gây hại cho da khi nặn mụn đầu đen ở mũi, chúng ta nên xông mặt hoặc tắm nước nóng trước khi nặn. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, lỗ chân lông sẽ nở ra giúp việc nặn mụn dễ dàng hơn.
Trước khi nặn mụn đầu đen ở mũi, để tránh gây hại cho da, chúng ta cần rửa sạch tay để loại bỏ bớt vi khuẩn, hạn chế gây viêm nhiễm.
Khi nặn mụn chúng ta nên dùng lực vừa phải, tránh làm trầy da hoặc bầm da sẽ để lại sẹo và vết thâm. Sau khi nặn mụn chúng ta cần làm sạch vết mụn bằng nước hoa hồng hoặc toner. Những loại nước này sẽ giúp làm sạch, làm dịu vết nặn mụn đồng thời loại bỏ bã nhờn ở khu vực vừa nặn mụn.
Ngoài việc sử dụng tay để nặn mụn, chúng ta cũng có thể dùng ụng cụ nặn mụn để loại bỏ mụn đầu đen trên mũi. Tuy nhiên, dù dùng tay hay dùng dụng cụ chuyên dụng, sau khi nặn mụn chúng ta cũng cần chăm sóc vết nặn mụn và tránh chạm vào để hạn chế đem vi khuẩn tới vùng da đang tổn thương.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng thêm miếng dán làm sạch lỗ chân lông, retinoids hay các loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic để hạn chế sự phát triển của mụn đầu đen.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/nan-mun-dau-den-o-mui-the-nao-cho-do-hai-da-ar831342.html