Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử Công an nhân dân
Ngày 7-6, tại Hà Nội, Cục Khoa học, chiến lược và lịch sử Công an tổ chức Hội nghị sơ kết Chỉ thị số 10/CT-BCA-X11 về công tác khoa học lịch sử, bảo tàng truyền thống Công an nhân dân (CAND) đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dưới hình thức trực tuyến tại 2 điểm cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Trong hơn 2 năm qua, công tác nghiên cứu biên soạn, tổng kết lịch sử CAND đã được cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong CAND quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành, địa phương và nhân dân, do đó đã hoàn thành triển khai nghiên cứu, biên soạn được khối lượng lớn các công trình, đề tài nghiên cứu lịch sử, trong đó có nhiều công trình, đề tài có giá trị cao. Đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn và nghiệm thu hơn 350 công trình lịch sử, trong đó có 196 công trình biên niên sự kiện lịch sử, 38 công trình lịch sử hoàn chỉnh, 95 công trình lịch sử truyền thống và 26 công trình thuộc các thể loại nghiên cứu khác.
Đến nay đã có 31 Công an tỉnh, thành phố triển khai nghiên cứu lịch sử đảng bộ Công an các cấp; 221 Công an các quận, huyện, thị xã trực thuộc Công an các tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu lịch sử còn tồn đọng từ các Chỉ thị trước đây.
Công tác thông tin, tư liệu bảo tàng ngày càng được chú trọng. Kết quả nghiên cứu khoa học lịch sử, bảo tàng truyền thống đã kịp thời được đưa vào phục vụ công tác thực tiễn, công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống trong CAND. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lịch sử, bảo tàng truyền thống CAND tiếp tục được quan tâm, củng cố với trên 900 cán bộ, chiến sỹ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác nghiên cứu lịch sử, bảo tàng truyền thống CAND.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, kinh nghiệm, làm rõ hơn những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu lịch sử, bảo tàng CAND.
Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an nhiệt liệt biểu dương những thành tích, kết quả mà đội ngũ nghiên cứu lịch sử, bảo tàng truyền thống CAND các cấp đã đạt được trong thời gian qua.
Để công tác khoa học lịch sử, bảo tàng truyền thống CAND đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đề nghị, cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác nghiên cứu lịch sử và bảo tàng truyền thống đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lịch sử, mỗi sản phẩm nghiên cứu phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn.
Thường xuyên chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục lịch sử truyền thống lực lượng CAND cho cán bộ, chiến sỹ. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, chất lượng giảng dạy và học lịch sử Công an ở các trường CAND. Xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng ổn định, chuyên sâu ở Công an đơn vị, địa phương theo mô hình tổ chức mới. Tăng cường công tác phối hợp nghiên cứu, chia sẻ thông tin khoa học lịch sử Công an với các cơ quan nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học trong và ngoài Công an; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu tri thức và công nghệ tiên tiến phục vụ trong công tác khoa học lịch sử và bảo tàng truyền thống CAND.
Hiện thực hóa ý tưởng xây dựng một bảo tàng chuyên ngành có tính độc đáo