Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính tự nguyện, tự quản của người dân. Công tác hòa giải góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, sớm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt các vụ việc phức tạp, giảm khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Nhận thức đúngđắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở, trong những năm qua, SởTư pháp đã làm tốt việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khaicông tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có công tác hòa giải ở cơ sởnhằm rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Cơ quanThường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đã chủ độngphối hợp với ủy ban MTTQ cùng cấp và các tổ chức thành viên rà soát, củng cố,kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đến nay, toàntỉnh có 1.679 tổ hòa giải với hơn 10.000 hòa giải viên, ở 1.668 khu dân cư(thôn, xóm, tổ dân phố). Trung bình mỗi tổ hòa giải có từ 5-7 thành viên, hâùhết các hòa giải viên là người có uy tín, người hiểu biết pháp luật tham gia.Hàng năm số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ ở khu dân cư xảy ra trên địa bàntỉnh được hòa giải thành chiếm tỷ lệ hơn 80%. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơsở các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đếnvới người dân một cách trực tiếp và có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa sâurộng. Nội dung pháp luật được các bên có mâu thuẫn tranh chấp và nhân dân ghinhận sâu hơn. Thông qua các vụ hòa giải thành đã giải quyết kịp thời các mâuthuẫn, tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc giữgìn khối đại đoàn kết toàn dân, duy trì và phát huy những tình cảm, truyềnthống, đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình và cộng đồng, ngăn chặn và phòng ngưàkịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, côngtác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:Một số địa phương chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải ởcơ sở nên thiếu sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí cho công tácnày. Vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải có nơi,có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Một số tổ hòa giải hoạt động còn mang tínhhình thức, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Việc huy động nguồn lực cho công táchòa giải ở cơ sở chưa được tiến hành đồng bộ và thống nhất. ở một số xã,phường, các hòa giải viên chưa thường xuyên được trang bị kiến thức pháp lý vàkỹ năng nghiệp vụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ hòa giải. Tài liệu hướng dẫnnghiệp vụ hòa giải chưa đáp ứng yêu cầu thực tế việc hòa giải ở cơ sở, các hoàgiải viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình để thực hiện công tác hòa giải.Việc biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có thành tích xuất sắc tại mộtsố địa phương chưa được quan tâm kịp thời; công tác phối hợp với các cơ quanliên quan còn chưa chặt chẽ…Thực tế cho thấy, hiện nay trình độ dân trí đã đượcnâng cao, song ở nhiều nơi trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp, đặc biệt là ởnhững nơi vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nhiều từtập quán, hương ước làng xã... Từ đó, trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cónhững xử sự tự phát, không đúng pháp luật, không phù hợp với đạo lý, văn hoátruyền thống dẫn đến vi phạm hoặc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có.

Để nâng cao hiêụquả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở trên địabàn tỉnh trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác địnhđúng vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở, phát huy vai trò, tráchnhiệm của cơ quan tư pháp trong việc phối hợp với MTTQ và các tổ chức thànhviên trong công tác hòa giải. Rà soát, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượngtổ hòa giải và hòa giải viên. Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng,cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, kỹ năng tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật cho đội ngũ hòa giải viênqua việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các hòa giải viên về đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng lĩnhvực của đời sống xã hội.

Làm tốt việc cungcấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ hòa giải viêncũng như đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật tại xã, phường,thị trấn để có nguồn văn bản cho các hòa giải viên tham khảo. Kết hợp chặt chẽcông tác hòa giải ở cơ sở với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư; phong trào xây dựng nông thôn mới và thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật ởcác xã, phường, thị trấn. Rà soát, sửa đổi bổ sung hương ước, quy ước, phongtục tập quán tiến bộ để hòa giải viên vận dụng trong quá trình hòa giải. Kếthợp chặt chẽ công tác hòa giải với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về hoàgiải ở cơ sở đến người dân và hòa giải viên để họ biết và chủ động sử dụngphương pháp hòa giải, cũng như việc thực hiện quyền lựa chọn phương thức giảiquyết mâu thuẫn tranh chấp phù hợp với điều kiện thực tiễn của các bên, gópphần giảm thiểu các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại, giữ gìn đoàn kết nội bộtrong nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương.

Trần Mạnh Dũng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-thong-qua-hoa-giai-o-co-so-20191211074326481p3c25.htm