Nâng cao hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Sau một thời gian điều trị nghiện ma túy bằng uống Methadone thay thế nhưng anh Ng.V.H ở phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) vẫn quay trở lại với ma túy. Giống như anh H., anh K.V.T ở huyện Mai Châu cũng bỏ dở điều trị nghiện ma túy bằng Methadone trở lại sử dụng ma túy như trước...

Your browser does not support the audio element.

 Người bệnh đến điều trị cai nghiện bằng các loại chất thay thế tại Cơ sở điều trị Methadone huyện Mai Châu. Theo thống kê, hết năm 2021, tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh có hồ sơ quản lý là 1.184 người, tăng 251 người so với năm 2020. Trong đó, có mặt tại cộng đồng 1.737 người ở 120/151 xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 906 người tham gia điều trị nghiện ma túy bằng việc uống Methadone/Buprenorphine thay thế tại 12 cơ sở điều trị thuộc 10/10 huyện, thành phố và 12 cơ sở cấp, phát thuốc, đạt 75,5% chỉ tiêu người được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (906/1.200 người) theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone/ Buprenorphine thay thế. Trong đó, 872 người điều trị bằng thuốc thay thế Methadone, 34 người điều trị bằng thuốc Buprenorphine. Nhiều nhất là huyện Lạc Sơn với 223 người, gồm 218 người điều trị bằng Methadone, 5 người điều trị bằng Buprenorphine. Tiếp đến là TP Hòa Bình 210 người (198 người điều trị bằng Methadone, 12 người điều trị bằng Buprenorphine); huyện Mai Châu 100 người (84 người điều trị bằng Methadone, 16 người điều trị bằng Buprenorphine); huyện Lương Sơn 73 người (72 người điều trị bằng Methadone, 1 người điều trị bằng Buprenorphine)... Theo đồng chí Lâm Ngọc Tĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế đang được xem là liệu pháp, phương pháp điều trị thiết thực, mang lại hiệu quả nhất, giúp cho người điều trị cải thiện sức khỏe, ổn định cuộc sống, hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội và giảm gánh nặng chi phí cho việc mua, sử dụng ma túy bất hợp pháp. Mặc dù vậy, bên cạnh những hiệu quả, phương pháp điều trị cai nghiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế cũng gặp một số khó khăn. Số người bỏ dở điều trị còn nhiều do bị bắt vì vi phạm pháp luật, tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội (AIDS giai đoạn cuối), khó khăn trong việc đi lại, còn nhận thức sai lầm, thiếu quyết tâm trong điều trị, đi làm xa. Một số người có xu hướng sử dụng đồng thời các loại ma túy khác, gây khó khăn cho công tác điều trị; người nghiện ma túy còn ngại lộ diện, không dám tham gia điều trị do sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng; tham gia điều trị nhiều người có cải nghiện về sức khỏe, tinh thần nhưng không có việc làm ổn định, dẫn đến tâm lý buồn chán, họ rất dễ tái sử dụng ma túy... Xuất phát từ thực tế trên, để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, tiếp tục nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế trong thời gian tới, theo đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế cần tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các cấp, ngành, địa phương tăng cường vai trò giám sát, đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Quán triệt, thay đổi quan điểm từ việc xem người nghiện là tội phạm chuyển thành người bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, vận động về những lợi ích của Methadone/Buprenorphine; đấu tranh triệt xóa các điểm mua bán trái phép chất ma túy để người nghiện không có cơ hội tiếp xúc với ma túy, từ đó giúp họ tuân thủ điều trị tốt hơn. Đồng thời, nâng cao chất lượng điều trị và mở rộng cơ sở cấp phát thuốc Methadone/ Buprenorphine nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia điều trị tại các địa phương được tiếp cận, điều trị tốt nhất. Đặc biệt, tỉnh và các địa phương nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm để người sau cai nghiện, người điều trị Methadone/ Buprenorphine ổn định cuộc sống, nhất là thực hiện tốt, có hiệu quả Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về "hỗ trợ tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương”..., giúp những người tham gia chương trình điều trị thuốc thay thế có điều kiện ổn định cuộc sống. Mạnh Hùng

Người bệnh đến điều trị cai nghiện bằng các loại chất thay thế tại Cơ sở điều trị Methadone huyện Mai Châu. Theo thống kê, hết năm 2021, tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh có hồ sơ quản lý là 1.184 người, tăng 251 người so với năm 2020. Trong đó, có mặt tại cộng đồng 1.737 người ở 120/151 xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 906 người tham gia điều trị nghiện ma túy bằng việc uống Methadone/Buprenorphine thay thế tại 12 cơ sở điều trị thuộc 10/10 huyện, thành phố và 12 cơ sở cấp, phát thuốc, đạt 75,5% chỉ tiêu người được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (906/1.200 người) theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone/ Buprenorphine thay thế. Trong đó, 872 người điều trị bằng thuốc thay thế Methadone, 34 người điều trị bằng thuốc Buprenorphine. Nhiều nhất là huyện Lạc Sơn với 223 người, gồm 218 người điều trị bằng Methadone, 5 người điều trị bằng Buprenorphine. Tiếp đến là TP Hòa Bình 210 người (198 người điều trị bằng Methadone, 12 người điều trị bằng Buprenorphine); huyện Mai Châu 100 người (84 người điều trị bằng Methadone, 16 người điều trị bằng Buprenorphine); huyện Lương Sơn 73 người (72 người điều trị bằng Methadone, 1 người điều trị bằng Buprenorphine)... Theo đồng chí Lâm Ngọc Tĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế đang được xem là liệu pháp, phương pháp điều trị thiết thực, mang lại hiệu quả nhất, giúp cho người điều trị cải thiện sức khỏe, ổn định cuộc sống, hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội và giảm gánh nặng chi phí cho việc mua, sử dụng ma túy bất hợp pháp. Mặc dù vậy, bên cạnh những hiệu quả, phương pháp điều trị cai nghiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế cũng gặp một số khó khăn. Số người bỏ dở điều trị còn nhiều do bị bắt vì vi phạm pháp luật, tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội (AIDS giai đoạn cuối), khó khăn trong việc đi lại, còn nhận thức sai lầm, thiếu quyết tâm trong điều trị, đi làm xa. Một số người có xu hướng sử dụng đồng thời các loại ma túy khác, gây khó khăn cho công tác điều trị; người nghiện ma túy còn ngại lộ diện, không dám tham gia điều trị do sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng; tham gia điều trị nhiều người có cải nghiện về sức khỏe, tinh thần nhưng không có việc làm ổn định, dẫn đến tâm lý buồn chán, họ rất dễ tái sử dụng ma túy... Xuất phát từ thực tế trên, để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, tiếp tục nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone/Buprenorphine thay thế trong thời gian tới, theo đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế cần tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các cấp, ngành, địa phương tăng cường vai trò giám sát, đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Quán triệt, thay đổi quan điểm từ việc xem người nghiện là tội phạm chuyển thành người bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, vận động về những lợi ích của Methadone/Buprenorphine; đấu tranh triệt xóa các điểm mua bán trái phép chất ma túy để người nghiện không có cơ hội tiếp xúc với ma túy, từ đó giúp họ tuân thủ điều trị tốt hơn. Đồng thời, nâng cao chất lượng điều trị và mở rộng cơ sở cấp phát thuốc Methadone/ Buprenorphine nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia điều trị tại các địa phương được tiếp cận, điều trị tốt nhất. Đặc biệt, tỉnh và các địa phương nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm để người sau cai nghiện, người điều trị Methadone/ Buprenorphine ổn định cuộc sống, nhất là thực hiện tốt, có hiệu quả Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về "hỗ trợ tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương”..., giúp những người tham gia chương trình điều trị thuốc thay thế có điều kiện ổn định cuộc sống. Mạnh Hùng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/163514/nang-cao-hieu-qua-dieu-tri-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-thuoc-thay-the.htm