Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao

Những năm qua, hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, nhằm tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân được thụ hưởng, tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Nhà văn hóa xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 công trình thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh gồm: Cung văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Rạp chiếu phim tỉnh, Bảo tàng tỉnh, sân vận động tỉnh, nhà thi đấu thể dục, thể thao tỉnh, bể bơi tỉnh, khu ký túc xá học sinh và vận động viên.Toàn tỉnh có 1.443/1.482 nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố, đạt 97,3%, trong đó, có 607 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL; 109/131 xã có nhà văn hóa, đạt 83%, trong đó,88 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL; 103 khu thể thao xã, phường, thị trấn; 10/10 huyện, thành phố có nhà văn hóa, đạt 100%; 131 tủ sách xã, phường, thị trấn và 131 điểm Bưu điện văn hóa xã. Có 10 đội thông tin lưu động cấp huyện và 1.482 đội văn nghệ tuyên truyền thôn, xóm, bản, tổ dân phố hoạt động thường xuyên. Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp, nhất là các thiết chế văn hóa, thể thao ở thôn, bản, tổ dân phố đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giao lưu, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người dân, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các địa phương... Từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan đô thị… Năm 2019, toàn tỉnh có 1.264/1.482 "Làng văn hóa” đạt 85,2%; 179.922/214.465 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”, bằng 83,8%. Toàn tỉnh hiện có 89.679 hộ "Gia đình văn hóa” 3 năm liền tiêu biểu xuất sắc; 55.081 hộ "Gia đình văn hóa” 5 năm liên tục trở lên được biểu dương, khen thưởng; 32,2% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 24,5% số hộ gia đình luyện tập thể dục thể thao; 805 câu lạc bộ thể dục thể thao. Công tác đầu tư, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa và luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy, nhiều giá trị quý báu của dân tộc tỉnh Hòa Bình được gìn giữ, nuôi dưỡng, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng một số thiết chế văn hóa, thể thao còn gặp một số khó khăn như: Chưa sử dụng hết công năng công trình; nhà thi đấu TDTT quy mô quá nhỏ, không đáp ứng được việc tổ chức các giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp, quy mô lớn; một số thiết chế thể thaohiệu quả khai thác chưa cao,gây lãng phí... Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thaocơ sở cầnđầu tư nâng cấp công trình nhỏ, hoặc đã xuống cấp để có thể khai thác sử dụng lâu dài, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, rèn luyện sức khỏe của Nhân dân. Dành sự ưu tiênbố trí ngân sách đầu tư thiết chế văn hóa, thể thaođối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnhxã hội hóa, kêu gọiđầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi. Có cơ chế khuyến khích phát huy tính tự chủ trong quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thaonhư nhà văn hóa, sân vận động ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố để nâng cao hiêụquả hoạt động, phục vụ ngàycàng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân. V.H

Nhà văn hóa xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 công trình thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh gồm: Cung văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Rạp chiếu phim tỉnh, Bảo tàng tỉnh, sân vận động tỉnh, nhà thi đấu thể dục, thể thao tỉnh, bể bơi tỉnh, khu ký túc xá học sinh và vận động viên.Toàn tỉnh có 1.443/1.482 nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố, đạt 97,3%, trong đó, có 607 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL; 109/131 xã có nhà văn hóa, đạt 83%, trong đó,88 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH-TT&DL; 103 khu thể thao xã, phường, thị trấn; 10/10 huyện, thành phố có nhà văn hóa, đạt 100%; 131 tủ sách xã, phường, thị trấn và 131 điểm Bưu điện văn hóa xã. Có 10 đội thông tin lưu động cấp huyện và 1.482 đội văn nghệ tuyên truyền thôn, xóm, bản, tổ dân phố hoạt động thường xuyên. Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp, nhất là các thiết chế văn hóa, thể thao ở thôn, bản, tổ dân phố đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giao lưu, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người dân, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các địa phương... Từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan đô thị… Năm 2019, toàn tỉnh có 1.264/1.482 "Làng văn hóa” đạt 85,2%; 179.922/214.465 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”, bằng 83,8%. Toàn tỉnh hiện có 89.679 hộ "Gia đình văn hóa” 3 năm liền tiêu biểu xuất sắc; 55.081 hộ "Gia đình văn hóa” 5 năm liên tục trở lên được biểu dương, khen thưởng; 32,2% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 24,5% số hộ gia đình luyện tập thể dục thể thao; 805 câu lạc bộ thể dục thể thao. Công tác đầu tư, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa và luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy, nhiều giá trị quý báu của dân tộc tỉnh Hòa Bình được gìn giữ, nuôi dưỡng, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng một số thiết chế văn hóa, thể thao còn gặp một số khó khăn như: Chưa sử dụng hết công năng công trình; nhà thi đấu TDTT quy mô quá nhỏ, không đáp ứng được việc tổ chức các giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp, quy mô lớn; một số thiết chế thể thaohiệu quả khai thác chưa cao,gây lãng phí... Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thaocơ sở cầnđầu tư nâng cấp công trình nhỏ, hoặc đã xuống cấp để có thể khai thác sử dụng lâu dài, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, rèn luyện sức khỏe của Nhân dân. Dành sự ưu tiênbố trí ngân sách đầu tư thiết chế văn hóa, thể thaođối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnhxã hội hóa, kêu gọiđầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi. Có cơ chế khuyến khích phát huy tính tự chủ trong quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thaonhư nhà văn hóa, sân vận động ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố để nâng cao hiêụquả hoạt động, phục vụ ngàycàng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân. V.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/146694/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cac-thiet-che-van-hoa,-the-thao.htm