Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức nghề luật
Ngày 23/7, Học viện Tư pháp phối hợp với Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: 'Nghề luật và Đạo đức nghề luật'.
Thamdự Hội thảo có: GS.TS. Phạm Hồng Thái, Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Luậthọc, Giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS. Võ KhánhVinh, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Luật học, Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS. Vũ Công Giao, Ủy viên Hội đồng giáo sưngành Luật học, Giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS.Trần Văn Độ, Nguyên Phó Chánh án, Tòa án nhân dân tối cao; TS. Nguyễn Mai Bộ,Nguyên ủy viên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Quốc hội…
Vềphía Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có PGS.TS. Nguyễn HoàngAnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN.
Vềphía Học viện Tư pháp, có sự tham dự: NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Phó Bíthư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật vàcác Phó Giám đốc: TS. Bùi Thị Hà; TS. Nguyễn Văn Bốn; ThS. Nguyễn Trường Thiệp…
Đạo đức nghề luật - kim chỉ nam củangười hành nghề
Phátbiểu khai mạc hội thảo, NGƯT.PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Bí thưĐảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp nhấn mạnh: “Nghề luật là một nghề đặcthù, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội, bảo vệcông lý và quyền con người. Để thực hiện sứ mệnh cao cả đó, những người hànhnghề luật không chỉ cần có kiến thức pháp luật vững chắc mà còn phải tuân thủnghiêm ngặt các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề luật chính làkim chỉ nam, là nền tảng vững chắc để mỗi luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,công chứng viên, chấp hành viên, hay bất kỳ chức danh tư pháp, bổ trợ tư phápnào khác, thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp, công tâm và liêmchính.”

NGƯT.PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu khai mạc.
Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Minh Hằng nêurõ, trong xuthế hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trithức, vai trò của đội ngũ những người hành nghề luật ngày càng trở nên quantrọng. Họ không chỉ là những người bảo vệ pháp luật mà còn là những người gópphần kiến tạo công lý, bảo vệ quyền con người và duy trì trật tự xã hội. Tuynhiên, cùng với sự phát triển đó, nghề luật đang đối mặt với nhiều thách thứcmới, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Nhậnthức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 14/03/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chuẩn chươngtrình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học. Mộtđiểm nhấn quan trọng trong Quyết định này chính là việc quy định nội dung “nghềluật và đạo đức nghề luật” trở thành một trong những nội dung kiến thứcbắt buộc của cấu trúc chương trình đào tạo. Đây là một văn bản có ý nghĩa chiếnlược trong việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật và nghềluật tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc trang bị cho người học những hànhtrang không chỉ về kiến thức mà còn về phẩm chất đạo đức.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN phát biểu.
Theođó, Hội thảo hướng tới mục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đạo đứcnghề luật trong bối cảnh hiện nay, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng vàthực thi các quy tắc đạo đức nghề luật; phân tích, đánh giá thực trạng đạo đứcnghề luật ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạnchế, bất cập cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quyđịnh đạo đức nghề nghiệp và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đạo đứcnghề luật trong các cơ sở đào tạo luật, nghề luật ở Việt Nam.
Chú trọng nâng caochất lượng giảng dạy đạo đức nghề luật
Chiasẻ tại Hội thảo, GS.TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngànhLuật học, Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh,pháp luật, nghề luật, đạo đức nghề luật và đào tạo nghề luật là có mối liên hệbiện chứng, pháp luật tạo ra nghề luật, nghề luật tạo ra nhu cầu và định hìnhcác chuẩn mực cho đạo đức nghề luật, đạo đức nghề luật là yếu tố cốt lõi, sốngcòn, bảo đảm sự phát triển bền vững và uy tín của nghề luật, đào tạo đạo đứcnghề luật là cầu nối quan trọng, trang bị và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho ngươìhành nghề luật, từ đó nâng cao chất lượng tổng thể của nghề luật và cũng cố cácgiá trị đạo đức đã được thiết lập.

GS.TS. Võ Khánh Vinh chia sẻ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy đạo đức nghềluật tại Việt Nam, GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng cần thực hiện các nghiên cưúsâu hơn về tác động của đạo đức nghề luật đối với các ngành nghề khác và sựphát triển của xã hội; hoàn thiện chương trình giảng dạy đạo đức nghề luật, kếthợp lý thuyết với thực hành. Cần cập nhật giáo trình, xây dựng các tình huốngthực tế và tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tại các cơ quan pháp lý, tòa án vàvăn phòng luật sư; tăng cường sự tham gia của chuyên gia và nhà luật học; xâydựng và phát triển các tài liệu giảng dạy thường xuyên để đáp ứng các thay đôỉtrong hệ thống pháp lý và yêu cầu nghề nghiệp hiện nay.
TạiHội thảo, LS. Trần Văn An, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam;Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 13/12/2019, Hội đồng Luậtsư toàn quốc, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứngxử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (gọi tắt là Bộ Quy tắc), việc nghiên cứu thựctrạng thực hiện Bộ Quy tắc nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trìnhthực hiện, xác định nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả thực hiện và phòng ngừa, xử lý nghiêm những sai phạm của luậtsư trong quá trình hành nghề luật sư.

LS. Trần Văn An chia sẻ
Theođó, Quá trình thực hiện Bộ Quy tắc đã được triển khai thực hiện nghiêm túc vàđạt được nhiều kết quả cơ bản như: luật sư đã thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệquyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cánhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý,công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hôịchủ nghĩa; góp phần quan trọng trong việc xây dựng, phát triển được đội ngũluật sư phát triển về số lượng. Tính đến ngày 31/12/2024 thành viên của Liênđoàn Luật sư Việt Nam là 19.749 luật sư; nâng cao nhận thức và trách nhiệm củamình trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyêntruyền phổ biến pháp luật.
Đểnâng cao hiệu quả thực hiện Bộ Quy tắc, theo LS Trần Văn An cần nâng cao nhậnthức của luật sư về vị trí, vai trò của nghề luật sư và sứ mệnh của luật sư.Luật sư, người có ý định, mong muốn trở thành luật sư cần nhận thức rõ, đạo đứcvà ứng xử nghề nghiệp luật sư tạo nên thương hiệu, uy tín của mỗi cá nhân luậtsư, tổ chức hành nghề luật sư, là thước đo đánh giá Tầm – Tâm - Thế của luậtsư; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề luật sư; sửa đổi, bổ sung BộQuy tắc theo hướng tăng cường trách nhiệm xã hội của luật sư. Cần khuyến khích,tạo điều kiện để luật sư tham gia vào hoạt động tình nguyện, hỗ trợ pháp lý chonhững người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhưtư vấn pháp lý miễn phí và xây dựng các chính sách pháp luật có lợi cho cộngđồng; phát huy vai trò tự quản của tổ chức hành nghề Luật sư.




TạiHội thảo, các đại biểu trao đổi, thảo các nội dung cụ thể về nghềluật, đạo đức nghề luật và cơ chế điều chỉnh trong xã hội hiện đại; cơ chế điêùchỉnh đạo đức nghề luật ở Việt Nam: Tiếp cận thể chế và định hướng cải cách; thựctrạng quy định, thực tiễn thực hiện bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phánvà giải pháp hoàn thiện; thực trạng quy định, thực tiễn thực hiện quy tắc chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát và giải pháp hoàn thiện; luậtsư bảo vệ cho bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam: tiếp cận từ phương diệnpháp luật, đạo đức nghề luật và đào tạo luật.
Chia sẻ về việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đạo đức nghề luật trong hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện Tư pháp, TS. Lê Mai Anh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho biết trong các chương trình đào tạo chức danh tư pháp của Học viện Tư pháp nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp thường được xếp ở vị trí môn học/nội dung học tập vào đầu mỗi khóa học. Về tổng thể, hoạt động giảng dạy, học tập đạo đức nghề nghiệp đối với từng chức dnah tư pháp luôn gắn với nội dung về nghề nghiệp ở mức độ nhận diện vị trí, đặc điểm, chức năng, sứ mệnh, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề…, nhằm giúp học viên hình dung tổng thể về nghề và chức danh được đào tạo. Một điểm nhấn khác trong giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp các chức danh tư pháp ở Học viện Tư pháp hiện nay, đó là sự tôn vinh triết lý giáo dục nghề nghiệp.
Với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy đạo đức nghề nghiệp các chức
danh tư pháp giai đoạn tới, theo TS Lê Mai Anh cần hoàn thiện chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo nghề nghiệp các chức danh tư pháp; rà soát, bổ sung, phát triển nội dung học tập; phát triển học liệu điện tử; phát triển, hoàn thiện mô hình tổ chức giảng dạy – học tập phù hợp với chiến lược chuyển đổi số của Học viện Tư pháp…