Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT trong lứa tuổi học đường

Bước vào năm học mới, nỗi lo mất an toàn giao thông (ATGT) học đường trên địa bàn tỉnh lại trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng Công an và ngành Giáo dục đang tăng cường các giải pháp, cùng chung sức tham gia bảo đảm ATGT.

Cảnh sát giao thông Công an huyện Nho Quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của học sinh.

Trường THCS Lê Hồng Phong (thành phố Ninh Bình) nằm trên địabàn đông dân cư, có nhiều cơ quan, đơn vị đứng chân. Mỗi khi tan trường, họcsinh ùa ra cổng trường, người cùng phương tiện giao thông tràn xuống lòng đường,chiếm gần hết phần đường dành cho các phương tiện giao thông khác, tiềm ẩn nguycơ mất trật tự ATGT tại khu vực này rất cao.

Để nâng cao ý thức cho phụ huynh,học sinh, giáo viên và mọi người dân, nhà trường đã phối hợp với Công an thànhphố Ninh Bình tổ chức nhiều đợt tuyên truyền pháp luật về ATGT cho cán bộ, giáoviên và học sinh trong nhà trường; đồng thời phối hợp nắm bắt tình hình họcsinh vi phạm Luật giao thông và có hình thức xử lý nghiêm khắc. Nhà trường cũngxây dựng đội thanh niên tự quản và xây dựng mô hình cổng trường ATGT, góp phầnbảo đảm ATGT, mỹ quan đô thị.

Hiện trên địa bàntỉnh có 476 trường học, trong đó 155 trường mầm non, 153 trường tiểu học, 142trường THCS, 26 trường THPT với tổng số trên 200 nghìn học sinh. Xác định côngtác phòng ngừa vi phạm là giải pháp quan trọng, nhằm hạn chế tình trạng họcsinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, ngành Giáo dục đã thành lập và duy trìhoạt động của các tổ tự quản, đội thanh niên xung kích, mô hình cổng trườngATGT. Được biết, năm học 2019 - 2020, các trường học sẽ tích hợp các giờ học vêÀTGT vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục từ bậc mầm non đến THPT.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục còn thực hiện lồng ghép kiến thức về giáo dục phápluật ATGT, văn hóa giao thông và kỹ năng tham gia giao thông với các hoạt độngngoại khóa của học sinh, sinh viên; hướng dẫn thực hành quy tắc ATGT đối vơíhọc sinh từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông và xây dựng tài liệu hướngdẫn, vận động cha mẹ học sinh tham gia; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thi nhằmnâng cao hiểu biết cho các em, góp phần làm chuyển biến tích cực về nhận thức,ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật về ATGT của học sinh, sinhviên; đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việcgiáo dục học sinh, sinh viên chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT...

Các nhà trường coi việc chấp hành luật giao thông là một tiêu chí đánh giá thiđua, trường hợp học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ sẽ bị hạ bậc hạnhkiểm...

Để giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông củahọc sinh, sinh viên, hạn chế tối đa tai nạn giao thông xảy ra cho đối tượngnày, ngành Công an đã phân công lực lượng kiểm soát giao thông, nhắc nhở và xửlý các trường hợp vi phạm.

Trong đó từ đầu năm đến nay đã phát hiện, nhắc nhở,cảnh cáo trên 600 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đườngbộ, gửi gần 400 thông báo vi phạm về gia đình, nhà trường để có biện pháp giáodục, xử lý.

Đặc biệt, chuẩn bị bước vào năm học 2019 - 2020, hưởng ứng ThángATGT năm 2019, ngay từ đầu năm học ngành Công an đã phối hợp với các trường họctổ chức nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền lồng ghép vào các buổi học ngoạikhóa, giờ sinh hoạt về nội dung các quy định của pháp luật về ATGT theo Nghịđịnh 46 và Nghị định 132 của Chính phủ để nâng cao kiến thức, hiểu biết về phápluật ATGT, xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông của học sinh, sinhviên.

Phối hợp với các nhà trường tổ chức ký cam kết cho học sinh, sinh viênchấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đảm bảo ATGT gắn với cam kếtkhông vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, theo đại úy TrươngMinh Khôi, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố Ninh Bình: Côngtác kiểm soát việc chấp hành luật giao thông của học sinh, sinh viên hiện nay cũnggặp khá nhiều khó khăn, đó là theo quy định các em tuổi vị thành niên dưới 16tuổi khi vi phạm luật giao thông thì không xử phạt mà thông báo và giao về chogia đình giáo dục.

Do sợ bị kỷ luật, hạ bậc hạnh kiểm nên nhiều em không chịukhai báo là học sinh trường nào. Có trường hợp học sinh đi học xa, gia đình, bốmẹ cưng chiều cho đi xe máy đến trường mặc dù chưa đủ tuổi được phép sử dụng.Khi đến trường, để tránh sự theo dõi của nhà trường các em gửi đi xe máy ở bênngoài, nên khó phát hiện để xử lý.

Để thực hiện có hiệu quả ATGT học đường một cách bền vững,giảm thiểu tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm trật tự ATGT, thiết nghĩ bêncạnh sự tuyên truyền, xử phạt, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội. Quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để hình thànhcho các em ý thức văn hóa khi tham gia giao thông để tự giác chấp hành, tạo chocác em có thói quen, ý thức bền vững tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.

Và đểlàm được điều này, ngoài lực lượng Công an, nhà trường thì quan trọng nhất vẫnlà sự quản lý, giáo dục của gia đình, các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đếnviệc giáo dục đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của con emmình.

Bài, ảnh:Kiều Ân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nang-cao-y-thuc-chap-hanh-phap-luat-ve-atgt-trong-lua-tuoi-hoc-duong-2019091008152163p5c34.htm