Năng lượng tái tạo: Xu thế không thể khác của Việt Nam
Toàn quốc cần khoảng 60.000MW điện vào năm 2020 và khoảng 96.500MW đến năm 2025. Chúng ta cần tăng năng suất thêm 6.000MW-7.000MW mỗi năm để đáp ứng được lượng cầu tiêu thụ, và để đạt được điều đó cần đầu tư 148 tỷ USD cho đến năm 2030.
Từ than sang năng lượng tái tạo
Với 97 triệu dân, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, đứng sau Indonesia và Philippines. Việt Nam đang trên con đường trở thành một quốc gia công nghiệp hóa trong những năm sắp tới đây.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế sẽ dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng mạnh, mức độ tăng là 10% từ 2016 đến 2020 và dự báo mức tăng bình quân 8% từ 2021 đến 2030. Tổng năng lực sản xuất của Việt Nam là 54.880 MW đến năm 2019, với thủy điện chiếm 30.8%.
Tuy nhiên, toàn quốc cần khoảng 60.000MW điện vào năm 2020 và khoảng 96.500MW đến năm 2025. Chúng ta cần tăng năng suất thêm 6.000MW-7.000MW mỗi năm để đáp ứng được lượng cầu tiêu thụ, và để đạt được điều đó cần đầu tư 148 tỷ USD cho đến năm 2030.
Được triển khai bởi Chính phủ Việt Nam, chương trình Phát triển năng lượng tổng thể (PHP 7) được xây dựng để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng. Trọng tâm cho giải pháp tăng nguồn cung năng lượng là than, ước tính đóng góp vào sản lượng tăng từ 33% trong năm 2016 lên 56% trong năm 2030.
Năm 2016, Chính phủ đã điều chỉnh lại nội dung chương trình PHP 7 với mục tiêu chuyển đổi nguồn nguyên liệu từ than qua nguồn năng lượng tái tạo để đảm an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển xã hội bền vững.
Những thách thức với năng lượng tái tạo
Hiện tại, thủy điện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số tất cả những nguồn tái tạo năng lượng, tiếp sau đó là năng lượng sinh khối và năng lượng gió. Một số nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, khí gas sinh học, năng lượng chuyển hóa từ rác thải cũng đã bắt đầu phát triển trong khi năng lượng địa nhiệt và năng lượng thủy triều vẫn còn ở giai đoạn non trẻ.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng sản lượng điện được sản xuất từ các nguồn tái tạo từ khoảng 58 triệu MWh năm 2015 lên 101 triệu MWh vào năm 2020 và 186 triệu MWh vào năm 2030.
Năng lượng mặt trời
Hiện tại, năng lượng mặt trời đóng góp 8.7% của tổng sản lượng đầu ra. Chính phủ đặt mục tiêu tăng mức đóng góp của năng lượng mặt trời lên 20% vào năm 2050.
Tháng 7/2018, các dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 15.000 MW được phát triển. Trong cùng thời gian, khoảng 748 dự án mái năng lượng mặt trời cũng đang hoạt động với tổng công suất 11.55MW và đã đạt được công suất 325 MW trong năm 2019.
Tỉnh thuộc Nam Trung bộ của Việt Nam, Ninh Thuận có tiềm năng sản xuất năng lượng mặt trời cao nhất và với hơn 140 dự án. Các khu vực tiềm năng khác bao gồm Bình Thuận, Daklak và Khánh Hòa, đã thu hút lần lượt 100,13 và 12 dự án.
German ASEAN Power, B.Grimm Power Public Co Ltd, Trina Solar, Siemens, Schletter nằm trong top những tập đoàn đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Việt Nam.
Giá bán điện năng lượng mặt trời: 156 đồng/kWh tương đương 0.935 cent/kWh cho tất cả các dự án điện mặt trời trên lưới đạt được ngày vận hành thương mại (COD) trước ngày 30/6/2019 (trừ các dự án ở tỉnh Ninh Thuận).
Cùng với đó, mức thuế mới được qui định: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.
Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1-7-2019 đến ngày 31-12-2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại
Năng lượng gió
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa, bờ biển trải dài hơn 3.000km, cung cấp tiềm năng lớn cho năng lượng gió. Các khu vực Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cung cấp tiềm năng khai thác năng lượng gió cao nhất với tốc độ gió trung bình từ 7 m/s trở lên. Tổng công suất gió được lắp đặt chỉ 0,2 GW trong nước nhưng tiềm năng có thể đạt khoảng 27 GW.
Việt nam có khoảng 300 MW năng lượng gió đã được lắp đặt giúp tăng mức sản lượng từ 46 MW năm 2013 lên thành 274 MW vào năm 2019.
Tập đoàn năng lượng tái tạo GE, Năng lượng tái tạo Mainstream, Tập đoàn Phú Cường, Blue Circle, Superblock Pcl, Siemens Gamesa, Doosan Heavy, Egeres Enerji và tập đoàn Tân Hoàn Cầu là một trong những nhà đầu tư lớn trong ngành điện gió Việt Nam.
Giá bán điện gió: 1,928 Việt Nam đồng/kWh (US cents 8.5/kWh) điện gió trên bờ và 2,223 Việt Nam đồng/kWh (US cents 9.8/kWh) với điện gió trên biển.
Thách thức lớn còn lại là giá bán thấp (FIT). Mặc dù, giá bán điện gió đã tăng gần đây nhưng vẫn còn thấp so với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Điều này làm cho các mức giá bán thương mại này ít mang tính khả thi đối với các nhà đầu tư.
Điện sinh khối
Việt Nam là một nước nông nghiệp do đó cũng sản xuất một lượng lớn chất thải nông nghiệp mỗi năm. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất khoảng 50% tổng lượng chất thải nông nghiệp cho cả nước. Trấu từ các trạm xay lúa, bã mía từ các nhà máy đường, trấu cà phê từ các nhà máy chế biến cà phê ở Tây Nguyên và dăm gỗ từ các ngành chế biến gỗ là nguồn tài nguyên sinh khối chính.
Từ năm 2018, 38 nhà máy đường trên toàn quốc đã sử dụng sinh khối cho sản xuất điện và nhiệt với tổng công suất khoảng 353MW. Ngoài chất thải nông nghiệp, chất thải rắn đô thị cũng là một nguồn sinh khối tốt.
Hiện tại, Việt Nam tạo ra hơn 28 triệu tấn chất thải hàng năm - trong đó - 76% được xử lý tại các bãi chôn lấp. Chúng ta có tiềm năng sản xuất khoảng 1 triệu MWh vào năm 2020 và 6 triệu MWh vào năm 2050 từ chất thải này.
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu 500MW cho năng lượng sinh khối vào năm 2020 và 2.000 MW vào năm 2030.
Giá bán điện sinh khối: 8 US cent/kWh (điện đồng phát) và từ 3 -7,5 US cents/kWh (giá cho các dự án khác).
Trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất giá bán điện sinh khối tại dự án đồng phát tăng lên 7,03 cent (khoảng 1.630 đồng) một kWh, còn dự án điện sinh khối khác là 8,47 cent (gần 1.970 đồng) trong năm 2020
Thách thức lớn với sản xuất năng lượng sinh khối bao gồm, dư lượng phân tán không có hệ thống xử lý chất thải tại chỗ đáng tin cậy và thiếu thông tin về các công nghệ năng lượng sinh học và ý thức về chi phí đầu tư lớn cho các nhà máy sinh khối.
Các sáng kiến của Chính phủ để thúc đẩy năng lượng tái tạo
Năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển điện quốc gia (PDP 7) sửa đổi cho giai đoạn năm 2011-2020, với tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chính là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo không thủy điện lên hơn 10% vào năm 2030. Kế hoạch này nhằm mục đích tiếp tục giảm sự phụ thuộc của đất nước vào thủy điện trong những năm tới từ khoảng 40% vào năm 2018 xuống còn 15% vào năm 2030.
Theo ước tính của Điện lực Việt Nam (EVN), để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng cần phải chi gần 150 tỷ USD vào năm 2030. Khoản tài trợ cần thiết cho ngành năng lượng tái tạo sẽ vào khoảng 24 tỷ USD vào năm 2030.
Do đó, Việt Nam sẽ cần thu hút đầu tư khoảng 10 tỷ USD từ nay đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đất nước. Để thu hút đầu tư cao như vậy, chính phủ cho phép 100% sở hữu nước ngoài tại các công ty Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng thông qua: 100% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Liên doanh; Đối tác công tư (PPP) dưới hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng-vận hành-chuyển giao).
Cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường là thông qua hình thức PPP vì nó giúp giảm thiểu rủi ro do giá bán thấp và chi phí sản xuất cao. Thời gian hợp tác cho PPP là 20 năm từ COD.
Các lợi ích khác được Chính phủ hỗ trợ cho các dự án năng lượng tái tạo là như: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa dùng để thiết lập tài sản cố định, nguyên vật liệu và bán thành phẩm.
Ưu đãi thuế bao gồm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi 10% trong 15 năm; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt giá điện (chi phí để tái tạo năng lượng, giá bán điện) cho năng lượng tái tạo trên lưới, bao gồm các hợp đồng mua điện tiêu chuẩn (20 năm) cho mỗi loại năng lượng tái tạo để đảm bảo lợi nhuận phù hợp cho nhà đầu tư.
Cùng với đó, EVN là đơn vị mua điện duy nhất và đã được yêu cầu ưu tiên năng lượng tái tạo. Các ưu đãi khác bao gồm các khoản vay tín dụng ưu đãi, miễn thuế sử dụng đất và miễn tiền thuê đất.