Nắng nóng kéo dài, người mỡ máu cao làm gì để ngừa đột quỵ?
Tăng mỡ máu là một trong ba 'tam cao' chứng (cao huyết áp - cao mỡ máu - cao đường huyết) có thể gây biến cố nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, đột quỵ não. Liệu có cách nào ngăn chặn điều này?
Nắng nóng, người mỡ máu cao “mấp mé” cửa đột quỵ
Sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hè dường như đẩy con người đến gần hơn với bệnh tật, trong đó nguy hiểm và phổ biến là đột quỵ. Bất kỳ ai ở ngành nghề nào, độ tuổi ra sao đều có thể bị “đột quỵ” ghé thăm.
Song nhiều người còn chủ quan với sức khỏe, chưa nhận ra nguy cơ cận kề, đặc biệt là người mắc rối loạn lipid máu (hay còn gọi mỡ máu cao, tăng mỡ máu). Thống kê cho thấy, khoảng 93% người bệnh đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.
Sở dĩ tăng mỡ máu có thể đưa đến đột quỵ là vì căn bệnh này khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não.
Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Rối loạn mỡ máu cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu não.
Nguy cơ đột quỵ ở người tăng mỡ máu càng lớn nếu đồng thời có các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rượu bia và đặc biệt là sự tác động của thời tiết. Điều đáng buồn là, tăng mỡ máu thường có mối liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp, đái tháo đường. Vì vậy trên một người có thể có nhiều yếu tố đi kèm và thúc đẩy nhau tiến triển, đưa đến đột quỵ.
7 dấu hiệu đột quỵ người mỡ máu cao cần cảnh giác
Cùng với sự phát triển của xã hội, tăng mỡ máu ngày càng phổ biến. Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam thì 30% dân số nước ta mắc bệnh tăng mỡ máu, trong đó 50% người bệnh ở độ tuổi trung niên (nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi).
Khi đã bị tăng mỡ máu, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống thì mỗi người cần lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Đó là:
- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ.
- Dấu hiệu yếu tay hoặc chân:Một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) của người bệnh đột ngột yếu liệt. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được.
- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Dấu hiệu ở thần kinh:Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
- Xây xẩm, chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt.
Hãy gọi cấp cứu ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Không đợi người bệnh phục hồi, không chích lễ, vắt chanh vào miệng, không cho ăn uống vì có thể bị hít sặc.
Giải pháp đối phó với mỡ máu, đột quỵ mùa hè
Giảm mỡ máu cần quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Trong đó, thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị tăng mỡ máu. Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia có nhiều tài nguyên thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu như trà xanh, cần tây… song lâu đời và nổi tiếng nhất phải kể đến gạo đỏ (beni-koji).
Thứ gạo này đem lên men, chắt lọc lấy tinh túy, tạo ra chất monacollin có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol từ trong máu, gan, đến ruột. Không chỉ phổ biến tại Nhật, nhờ công dụng đã được y học hiện đại chứng minh, từ những năm 90, men gạo đỏ đã du nhập vào Mỹ như một chất bổ sung chế độ ăn uống để hỗ trợ thúc đẩy mức cholesterol lành mạnh, giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride.
Giảm mỡ máu giúp ngăn ngừa đột quỵ là đúng nhưng chưa đủ. Bởi căn bệnh này thường không chỉ xuất hiện một mình mà kéo theo đó là tăng huyết áp, đái tháo đường. Vì vậy, để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, xơ vữa mạch máu do những nguyên nhân này gây ra, men gạo đỏ thường được kết hợp với nattokinase - một loại enzym thủy phân được tìm thấy trong món ăn truyền thống natto cũng của xứ sở hoa anh đào.
Trên một nghiên cứu thực hiện suốt 6 năm, nhà vi sinh lỗi lạc Nhật Bản - GS Hiroyuki Sumi đã phát hiện trong nattokinase có chứa đến 275 loại amino acid trọng lượng phân tử 28.000. Khi đi vào máu, chúng hỗ trợ dọn sạch sợi tơ huyết vón cục, tăng tuần hoàn não, phòng đột quỵ hiệu quả.
Nghiên cứu của Đại học Y tế Miyazaki (Nhật Bản) trên loài chó dùng liều 2.000 FU nattokinase cho thấy, cục máu đông tắc nghẽn trong tĩnh mạch tan dần sau 5 giờ. Trên chuột, các nhà khoa học Đại học Quốc tế Hiroshima chứng minh, nattokinase hỗ trợ đánh tan huyết khối trong động mạch cảnh, khôi phục 62% tuần hoàn máu động mạch.
Các chuyên gia Đại học Công nghệ Sydney (Úc) và Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) thậm chí còn xem nattokinase là “ứng cử viên sáng giá” thay thế thuốc chống đông máu phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.
Cả natto hay gạo đỏ đều mang đến những lợi ích cho sức khỏe, ngay cả khi sử dụng riêng lẻ. Đặc biệt, khi được kết hợp thành sản phẩm “2 trong 1” còn mang lại giá trị công dụng gấp bội cho người tăng mỡ máu muốn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.