Những ngày tháng Ba, về dưới chân núi Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) sẽ thấy hoa gạo nở đỏ rực cả khoảng trời.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thủy Đình là một kiến trúc biểu tượng của chùa Thầy. Vào mùa lễ hội, nơi đây trở thành sân khấu của các nghệ sỹ múa rối nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những bông gạo đỏ rực như lửa tô điểm cho không gian trầm mặc của ngôi chùa cổ kính. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Vào mùa hoa, lá rụng hết nhường chỗ cho những 'đốm lửa' thắp rực rỡ tô điểm cho không gian trầm mặc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hoa rụng trên mái cây cầu cổ Nhật Tiên Kiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc chùa Thầy đẹp tựa bức tranh thủy mặc với mặt nước xanh ngắt soi bóng mái cây cầu cổ cong cong, dáng cây xoài cổ thụ nghiêng nghiêng và cây gạo đỏ rực hoa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ mỗi độ hoa bung sắc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không chỉ các nhiếp ảnh gia thường tìm đến đây mỗi mùa hoa mà 'một nửa thế giới' cũng về dưới bóng cây 'khoe sắc.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ai đi qua cũng phải ngước nhìn sắc hoa gạo đỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những tán hoa nở trước sân chùa cổ đã 1.000 năm tuổi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tương truyền, gốc cây gạo cổ xưa có niên đại gần với chùa cổ nghìn năm nhưng sau đã già cỗi và thay vào đó là gốc gạo cổ thụ ngày nay. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo Xuân Mai/Vietnamnplus