NASA đâm thành công tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh để 'cứu' Trái đất

6h14 27/9 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ thuộc sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) đã thành công đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos.

Vào lúc 19h14 ngày 26/9 (giờ Mỹ), tức 6h14 27/9 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Double Asteroid Rendezvous Test (DART) của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos nằm cách Trái Đất khoảng 11 triệu km.

Vào lúc 19h14 ngày 26/9 (giờ Mỹ), tức 6h14 27/9 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Double Asteroid Rendezvous Test (DART) của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos nằm cách Trái Đất khoảng 11 triệu km.

Nhiệm vụ của sứ mệnh là thử nghiệm kỹ thuật mới của NASA nhằm chủ động thay đổi quỹ đạo quay của một hành tinh, ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái Đất trong tương lai.

Nhiệm vụ của sứ mệnh là thử nghiệm kỹ thuật mới của NASA nhằm chủ động thay đổi quỹ đạo quay của một hành tinh, ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái Đất trong tương lai.

Trong 4 tiếng cuối cùng trước vụ va chạm, tàu vũ trụ đã nhận thành công mục tiêu là tiểu hành tinh Dimorphos. Đến 5 phút trước vụ va chạm, camera của DART đã kịp gửi về những hình ảnh chụp bề mặt của Dimorphos trước khi chủ động đâm vào tiểu hành tinh.

Trong 4 tiếng cuối cùng trước vụ va chạm, tàu vũ trụ đã nhận thành công mục tiêu là tiểu hành tinh Dimorphos. Đến 5 phút trước vụ va chạm, camera của DART đã kịp gửi về những hình ảnh chụp bề mặt của Dimorphos trước khi chủ động đâm vào tiểu hành tinh.

DART được phóng từ California (Mỹ) vào ngày 24/11/2021, mục tiêu là Dimorphos với đường kính 160 m, quay quanh một tiểu hành tinh khác có tên Didymos (đường kính 780 m).

DART được phóng từ California (Mỹ) vào ngày 24/11/2021, mục tiêu là Dimorphos với đường kính 160 m, quay quanh một tiểu hành tinh khác có tên Didymos (đường kính 780 m).

Cả 2 quay quanh lẫn nhau với khoảng cách 1,18 km, một vòng quay mất 11 tiếng 15 phút. Cả 2 tiểu hành tinh vốn không gây ra mối đe dọa cho Trái Đất.

Cả 2 quay quanh lẫn nhau với khoảng cách 1,18 km, một vòng quay mất 11 tiếng 15 phút. Cả 2 tiểu hành tinh vốn không gây ra mối đe dọa cho Trái Đất.

Tuy nhiên, thử nghiệm đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh thuộc hệ đôi như thế này rất quan trọng, có thể giúp các nhà thiên văn học phân tích kết quả vụ va chạm.

Tuy nhiên, thử nghiệm đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh thuộc hệ đôi như thế này rất quan trọng, có thể giúp các nhà thiên văn học phân tích kết quả vụ va chạm.

Hơn 40 kính viễn vọng, kể cả Hubble và James Webb sẽ được sử dụng để theo dõi sự biến đổi của ánh sáng phản xạ trước và sau vụ va chạm nhằm phân tích quỹ đạo mới của tiểu hành tinh, có thể chênh lệch khoảng vài phút so với trước vụ va chạm.

Hơn 40 kính viễn vọng, kể cả Hubble và James Webb sẽ được sử dụng để theo dõi sự biến đổi của ánh sáng phản xạ trước và sau vụ va chạm nhằm phân tích quỹ đạo mới của tiểu hành tinh, có thể chênh lệch khoảng vài phút so với trước vụ va chạm.

Một sứ mệnh tương lai ở châu Âu, được gọi là HERA, cũng sẽ khởi động trong vài năm tới để khảo sát quỹ đạo của 2 tiểu hành tinh. NASA đặt mục tiêu thay đổi chu kỳ quay của Dimorphos quay quanh Didymos khoảng 1%, tức 7 phút.

Một sứ mệnh tương lai ở châu Âu, được gọi là HERA, cũng sẽ khởi động trong vài năm tới để khảo sát quỹ đạo của 2 tiểu hành tinh. NASA đặt mục tiêu thay đổi chu kỳ quay của Dimorphos quay quanh Didymos khoảng 1%, tức 7 phút.

Tốc độ của DART đo được khi xảy ra va chạm là 22.500 km/h. Tuy nhiên, với trọng lượng chỉ 600 kg và kích thước ngang với một chiếc xe đánh golf, DART sẽ chỉ để lại một vụ va chạm nhỏ trên Dimorphos - tiểu hành tinh có bán kính rộng 163 mét.

Tốc độ của DART đo được khi xảy ra va chạm là 22.500 km/h. Tuy nhiên, với trọng lượng chỉ 600 kg và kích thước ngang với một chiếc xe đánh golf, DART sẽ chỉ để lại một vụ va chạm nhỏ trên Dimorphos - tiểu hành tinh có bán kính rộng 163 mét.

"Chúng tôi đang thay đổi chuyển động của một thiên thể tự nhiên trong không gian. Nhân loại chưa bao giờ làm điều đó trước đây", Tom Statler đến từ chương trình DART của NASA cho biết.

"Chúng tôi đang thay đổi chuyển động của một thiên thể tự nhiên trong không gian. Nhân loại chưa bao giờ làm điều đó trước đây", Tom Statler đến từ chương trình DART của NASA cho biết.

Các nhà khoa học hy vọng dư chấn từ vụ va chạm sẽ khiến Dimorphos chuyển động nhanh hơn một chút trong quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh "mẹ" Didymos, từ đó khiến đường bay của nó thay đổi nhẹ.

Các nhà khoa học hy vọng dư chấn từ vụ va chạm sẽ khiến Dimorphos chuyển động nhanh hơn một chút trong quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh "mẹ" Didymos, từ đó khiến đường bay của nó thay đổi nhẹ.

Nancy Chabot, trưởng nhóm điều phối cho sứ mệnh DART tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ứng dụng Đại học Johns Hopkins (JHUAPL) nhận định sứ mệnh thực sự là một thách thức, và sẽ có rất nhiều điều cần phải phân tích sau khi xảy ra vụ va chạm.

Nancy Chabot, trưởng nhóm điều phối cho sứ mệnh DART tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ứng dụng Đại học Johns Hopkins (JHUAPL) nhận định sứ mệnh thực sự là một thách thức, và sẽ có rất nhiều điều cần phải phân tích sau khi xảy ra vụ va chạm.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-dam-thanh-cong-tau-vu-tru-vao-tieu-hanh-tinh-de-cuu-trai-dat-1755177.html