NASA sắp đổ bộ 'vùng đất bị che giấu vĩnh viễn' của Mặt Trăng

Mới đây, NASA đã tiết lộ 13 địa điểm là khu vực hạ cánh tiềm năng cho tàu vũ trụ Artemis 3 có thể chứa rất nhiều nước và manh mối của hành tinh thứ 9 trong truyền thuyết.

NASA dự kiến phóng tàu không gian Artemis đầu tiên vào ngày 29/8. Hiện tên lửa và tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida.

NASA dự kiến phóng tàu không gian Artemis đầu tiên vào ngày 29/8. Hiện tên lửa và tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida.

Vừa qua, cơ quan này dã tiết lộ 13 địa điểm là khu vực hạ cánh tiềm năng cho tàu vũ trụ Artemis 3 - sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng sắp tới. Tất cả các địa điểm đều tập trung gần cực Nam của thiên thể, nơi được gọi là "vùng đất bị che giấu vĩnh viễn".

Vừa qua, cơ quan này dã tiết lộ 13 địa điểm là khu vực hạ cánh tiềm năng cho tàu vũ trụ Artemis 3 - sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng sắp tới. Tất cả các địa điểm đều tập trung gần cực Nam của thiên thể, nơi được gọi là "vùng đất bị che giấu vĩnh viễn".

Ông Mark Kirasich - quan chức tại bộ phận phát triển chiến dịch Artemis của NASA cho biết: "Chọn các khu vực trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiến một bước lớn gần hơn tới việc đưa người lên Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ sau sứ mệnh Apollo".

Ông Mark Kirasich - quan chức tại bộ phận phát triển chiến dịch Artemis của NASA cho biết: "Chọn các khu vực trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiến một bước lớn gần hơn tới việc đưa người lên Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ sau sứ mệnh Apollo".

Các khu vực được chọn bao gồm Faustini Rim A, Peak Near Shackleton, Connecting Ridge, Connecting Ridge Extension, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Gerlache Crater, de Gerlache-Kocher Massif, Haworth, Malapert Massif, Leibnitz Beta Plateau, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Nobile Crater và Amundsen Rim.

Các khu vực được chọn bao gồm Faustini Rim A, Peak Near Shackleton, Connecting Ridge, Connecting Ridge Extension, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Gerlache Crater, de Gerlache-Kocher Massif, Haworth, Malapert Massif, Leibnitz Beta Plateau, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Nobile Crater và Amundsen Rim.

Các khu vực đều nằm trong phạm vi vĩ độ 0-6 ở Nam bán cầu của Mặt Trăng. Đây là một khu vực nước đóng băng nằm trong các miệng núi lửa tối và có thể được tiếp cận với ánh Mặt trời liên tục trong 6,5 ngày - quãng thời gian dự kiến của sứ mệnh Artemis III trên Mặt Trăng.

Các khu vực đều nằm trong phạm vi vĩ độ 0-6 ở Nam bán cầu của Mặt Trăng. Đây là một khu vực nước đóng băng nằm trong các miệng núi lửa tối và có thể được tiếp cận với ánh Mặt trời liên tục trong 6,5 ngày - quãng thời gian dự kiến của sứ mệnh Artemis III trên Mặt Trăng.

Tàu không gian Apollo cách đây hơn 50 năm đã đến các vùng xích đạo của Mặt Trăng, nơi có ánh sáng ban ngày kéo dài đến 2 tuần.

Tàu không gian Apollo cách đây hơn 50 năm đã đến các vùng xích đạo của Mặt Trăng, nơi có ánh sáng ban ngày kéo dài đến 2 tuần.

Cực Nam cũng có thể chỉ có vài ngày nhận ánh sáng Mặt trời, khiến sứ mệnh này khó khăn hơn và hạn chế thời điểm NASA có thể phóng tàu không gian.

Cực Nam cũng có thể chỉ có vài ngày nhận ánh sáng Mặt trời, khiến sứ mệnh này khó khăn hơn và hạn chế thời điểm NASA có thể phóng tàu không gian.

"Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi hạ cánh một tàu đổ bộ chở con người tại Cực Nam, vì vậy chúng tôi phải chú ý đến các hạn chế về kỹ thuật và an toàn của nhiệm vụ và của phương tiện" - ông Kirasich nói.

"Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi hạ cánh một tàu đổ bộ chở con người tại Cực Nam, vì vậy chúng tôi phải chú ý đến các hạn chế về kỹ thuật và an toàn của nhiệm vụ và của phương tiện" - ông Kirasich nói.

Vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi ánh sáng Mặt Trời gần như không thể chiếu tới, với cái lạnh khắc nghiệt nhưng rất có thể có nước đóng băng bị khóa bên dưới bề mặt, theo các bằng chứng mà tàu quỹ đạo thu thập được.

Vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi ánh sáng Mặt Trời gần như không thể chiếu tới, với cái lạnh khắc nghiệt nhưng rất có thể có nước đóng băng bị khóa bên dưới bề mặt, theo các bằng chứng mà tàu quỹ đạo thu thập được.

Nước trên Mặt Trăng rất có giá trị xét theo góc độ khoa học và cũng là một nguồn tài nguyên vì nhờ nước, chúng ta có thể chiết xuất khí oxy và hydro cho các hệ thống hỗ trợ sự sống và nhiên liệu

Nước trên Mặt Trăng rất có giá trị xét theo góc độ khoa học và cũng là một nguồn tài nguyên vì nhờ nước, chúng ta có thể chiết xuất khí oxy và hydro cho các hệ thống hỗ trợ sự sống và nhiên liệu

Mỗi điểm hạ cánh sẽ phù hợp với một thời điểm phóng, nên nhiều điểm hạ cánh sẽ đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm phóng trong năm.

Mỗi điểm hạ cánh sẽ phù hợp với một thời điểm phóng, nên nhiều điểm hạ cánh sẽ đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm phóng trong năm.

Ngoài ra, vùng này có thể chứa các hợp chất dễ bay hơi tiết lộ lịch sử địa chất của Mặt Trăng và dấu vết của hành tinh thứ 9 bí ẩn trong truyền thuyết. Tên lửa và tàu không gian Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng 39B tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida ngày 17/8.

Ngoài ra, vùng này có thể chứa các hợp chất dễ bay hơi tiết lộ lịch sử địa chất của Mặt Trăng và dấu vết của hành tinh thứ 9 bí ẩn trong truyền thuyết. Tên lửa và tàu không gian Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng 39B tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida ngày 17/8.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn; VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-sap-do-bo-vung-dat-bi-che-giau-vinh-vien-cua-mat-trang-1740567.html