NATO giật mình khi Nga sản xuất hàng loạt tên lửa 'thay đổi cuộc chơi'

Tên lửa không đối không K-77M (hay còn gọi là Izdeliye 180) được xem là 'vũ khí thay đổi cuộc chơi' của chiến đấu cơ Nga trong tương lai, và nước này đã bắt tay vào sản xuất hàng loạt.

Nga đã chính thức bắt tay sản xuất hàng loạt "vũ khí thay đổi cuộc chơi" dành cho tiêm kích, đó là tên lửa không đối không K-77M (Izdeliye 180 - Sản phẩm 180) được tạo ra trên cơ sở R-77 (RVV-SD), có tính đến sự phát triển máy bay tàng hình của kẻ thù tiềm tàng.

Nga đã chính thức bắt tay sản xuất hàng loạt "vũ khí thay đổi cuộc chơi" dành cho tiêm kích, đó là tên lửa không đối không K-77M (Izdeliye 180 - Sản phẩm 180) được tạo ra trên cơ sở R-77 (RVV-SD), có tính đến sự phát triển máy bay tàng hình của kẻ thù tiềm tàng.

Tiền thân của "Sản phẩm 180" - tên lửa R-77 được coi là vũ khí tốt nhất để chống lại máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4+, nhưng nó đã phần nào mất đi tính hiệu quả trước các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm.

Tiền thân của "Sản phẩm 180" - tên lửa R-77 được coi là vũ khí tốt nhất để chống lại máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4+, nhưng nó đã phần nào mất đi tính hiệu quả trước các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm.

Công việc trên "Sản phẩm 180" được Văn phòng thiết kế Vympel tiến hành cách đây 12 năm. Mùa hè này, các thử nghiệm cuối cùng của vũ khí đã được thực hiện, trong đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga đã được sử dụng làm nền tảng để phóng thử.

Công việc trên "Sản phẩm 180" được Văn phòng thiết kế Vympel tiến hành cách đây 12 năm. Mùa hè này, các thử nghiệm cuối cùng của vũ khí đã được thực hiện, trong đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga đã được sử dụng làm nền tảng để phóng thử.

Tính năng ưu việt của K-77M đó là được tích hợp ăng ten mảng pha quét chủ động (AFAR), mang lại độ chính xác cao cho tên lửa và khiến nó nhận diện được bất kỳ tiêm kích hoặc máy bay ném bom hiện đại nào được chế tạo bằng công nghệ tàng hình.

Tính năng ưu việt của K-77M đó là được tích hợp ăng ten mảng pha quét chủ động (AFAR), mang lại độ chính xác cao cho tên lửa và khiến nó nhận diện được bất kỳ tiêm kích hoặc máy bay ném bom hiện đại nào được chế tạo bằng công nghệ tàng hình.

Lùi lại quá khứ, Nga bắt đầu phát triển tên lửa R-77 (Izdeliye 170) vào đầu những năm 1980 để đối trọng với AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Vũ khí này chưa được đưa vào sử dụng trước khi Liên Xô tan rã và chỉ được Không quân Nga chấp nhận vào năm 1994.

Lùi lại quá khứ, Nga bắt đầu phát triển tên lửa R-77 (Izdeliye 170) vào đầu những năm 1980 để đối trọng với AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Vũ khí này chưa được đưa vào sử dụng trước khi Liên Xô tan rã và chỉ được Không quân Nga chấp nhận vào năm 1994.

Phiên bản R-77-1 cải tiến (Izdeliye 170-1) sau đó đã được trang bị cho các máy bay chiến đấu thuộc họ Flanker của Nga và đã chứng tỏ được khả năng trong chiến dịch không kích ở Syria.

Phiên bản R-77-1 cải tiến (Izdeliye 170-1) sau đó đã được trang bị cho các máy bay chiến đấu thuộc họ Flanker của Nga và đã chứng tỏ được khả năng trong chiến dịch không kích ở Syria.

Trong khi R-77-1 được xem là bản nâng cấp tạm thời thì K-77M là giai đoạn phát triển tiếp theo của tên lửa, khi các cánh điều khiển thông thường đã được thiết kế để có thể phù hợp với khoang vũ khí bên trong của Su-57.

Trong khi R-77-1 được xem là bản nâng cấp tạm thời thì K-77M là giai đoạn phát triển tiếp theo của tên lửa, khi các cánh điều khiển thông thường đã được thiết kế để có thể phù hợp với khoang vũ khí bên trong của Su-57.

Việc tiến hành loại bỏ các vây cánh cũ không chỉ cho phép tiêm kích Su-57 mang được vũ khí này bên trong khoang mà còn giảm lực cản khí động học cũng như tiết diện phản xạ radar của tên lửa.

Việc tiến hành loại bỏ các vây cánh cũ không chỉ cho phép tiêm kích Su-57 mang được vũ khí này bên trong khoang mà còn giảm lực cản khí động học cũng như tiết diện phản xạ radar của tên lửa.

Một số thay đổi quan trọng khác trên tên lửa K-77M bao gồm: động cơ đẩy xung kép mới (dual-pulse rocket motor) và một bộ dò tìm radar đã được cải tiến sâu rộng.

Một số thay đổi quan trọng khác trên tên lửa K-77M bao gồm: động cơ đẩy xung kép mới (dual-pulse rocket motor) và một bộ dò tìm radar đã được cải tiến sâu rộng.

Động cơ xung kép đảm bảo cho lực đẩy luôn được duy trì trong suốt quá trình bay của tên lửa, qua đó cải thiện khả năng cơ động ở độ cao lớn, mở rộng tầm hoạt động và gia tăng hiệu quả tấn công.

Động cơ xung kép đảm bảo cho lực đẩy luôn được duy trì trong suốt quá trình bay của tên lửa, qua đó cải thiện khả năng cơ động ở độ cao lớn, mở rộng tầm hoạt động và gia tăng hiệu quả tấn công.

Thông tin chưa được xác nhận cho rằng K-77M có thể đạt tầm bắn gấp đôi R-77, nghĩa là tên lửa mới sẽ có tầm tấn công 100 dặm (160 km). Công ty Vympel tuyên bố, K-77M sẽ vượt trội AIM-120C-7 và ngang bằng với các phiên bản kế tiếp, có lẽ là AIM-120D.

Thông tin chưa được xác nhận cho rằng K-77M có thể đạt tầm bắn gấp đôi R-77, nghĩa là tên lửa mới sẽ có tầm tấn công 100 dặm (160 km). Công ty Vympel tuyên bố, K-77M sẽ vượt trội AIM-120C-7 và ngang bằng với các phiên bản kế tiếp, có lẽ là AIM-120D.

Hãng sản xuất này cũng khẳng định vũ khí mới có khả năng tấn công cả tên lửa phòng không bắn vào máy bay đang phóng, thậm chí cả tên lửa đối phương tiếp cận từ phía sau.

Hãng sản xuất này cũng khẳng định vũ khí mới có khả năng tấn công cả tên lửa phòng không bắn vào máy bay đang phóng, thậm chí cả tên lửa đối phương tiếp cận từ phía sau.

Hiện tại, Nga còn bí mật thiết kế động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) Izdeliye 180-PD. Đây được coi là một đối trọng của Nga với tên lửa không đối không MBDA Meteor của châu Âu, sử dụng kết hợp động cơ đẩy (rocket) và ramjet.

Hiện tại, Nga còn bí mật thiết kế động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) Izdeliye 180-PD. Đây được coi là một đối trọng của Nga với tên lửa không đối không MBDA Meteor của châu Âu, sử dụng kết hợp động cơ đẩy (rocket) và ramjet.

Dự kiến trong tương lai không xa, phiên bản nâng cấp với tên định danh K-77M-1 sẽ chính thức được giới thiệu và sớm phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Dự kiến trong tương lai không xa, phiên bản nâng cấp với tên định danh K-77M-1 sẽ chính thức được giới thiệu và sớm phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nato-giat-minh-khi-nga-san-xuat-hang-loat-ten-lua-thay-doi-cuoc-choi-post523220.antd