Nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái?
Khả năng suy thoái kinh tế có thể xảy ra nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng sẽ điều chỉnh chính sách lãi suất của mình một cách thích hợp và đạt được mục tiêu 'soft landing'.
Thị trường trái phiếu Mỹ đang đưa ra một dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế quốc gia này và dấu hiệu này được gọi là “đường cong lợi suất ngược” - yếu tố dự báo đáng tin cậy về các cuộc suy thoái.
Đáng chú ý, một phần của đường cong lợi suất đã đảo ngược vào phiên giao dịch đầu tuần.
Đường cong lợi suất đảo ngược là gì?
Khi thị trường trái phiếu “lành mạnh”, lợi suất trái phiếu có thời gian đáo hạn dài ở mức cao hơn.
Ví dụ, trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ mang lại lợi suất cao hơn so với trái phiếu kỳ hạn 1 năm.
Nói cách khác, lợi suất trái phiếu ngắn hạn thấp hơn trái phiếu dài hạn. Các nhà đầu tư mong đợi một khoản lợi nhuận lớn hơn khi cho vay tiền trong khoảng thời gian dài hơn, theo đó "đường cong lợi suất" đi theo hướng dốc lên.
Khi đường cong đảo ngược, trái phiếu ngắn hạn trả lợi tức cao hơn trái phiếu dài hạn và là dấu hiệu cho thấy thị trường đang rơi vào trạng thái bất ổn.
Tại sao coi đường cong lợi suất đảo ngược là dấu hiệu cảnh báo?
Sự đảo ngược trong đường cong lợi suất không gây ra suy thoái. Thay vào đó, dấu hiệu này cho thấy nhà đầu tư trái phiếu đang lo lắng về triển vọng dài hạn của nền kinh tế, Stephanie Roth - nhà kinh tế thị trường cấp cao về quản lý tài sản toàn cầu tại JP Morgan cho biết.
Các nhà đầu tư thường để tâm đến chênh lệch giữa trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm, tuy nhiên, đường cong này chưa ra tín hiệu cảnh báo.
Tuy nhiên, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm và 30 năm đã đảo ngược vào phiên đầu tuần hôm qua, lần đầu tiên kể từ năm 2006 - trước cuộc Đại suy thoái.
Bà Roth cho hay: “Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Đường cong này chỉ phản ánh những lo ngại về nền kinh tế trong tương lai.”
Theo Roth, đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 và 10 năm đã đảo ngược trước khi xảy ra 7 cuộc suy thoái gần nhất kể từ năm 1970.
Thế nhưng, dựa trên các dữ liệu phân tích, một cuộc suy thoái khó có thể xảy ra. Thông thường, suy thoái sẽ bắt đầu sau khi thị trường trái phiếu đảo ngược trong khoảng trung bình 17 tháng.
Ngoài ra, Fed cũng có ảnh hưởng lớn đến lợi suất trái phiếu.
Brian Luke - trưởng bộ phận trái phiếu khu vực châu Mỹ tại S&P Dow Jones Indices cho biết, chính sách của Fed có tác động trực tiếp lớn hơn đến lợi suất trái phiếu ngắn hạn so với lợi suất của trái phiếu dài hạn.
Trái phiếu dài hạn không nhất thiết phải di chuyển song song với điểm chuẩn của Fed. Thay vào đó, kỳ vọng của các nhà đầu tư về chính sách của Fed trong tương lai có ảnh hưởng nhiều hơn đến trái phiếu dài hạn, Luke nói.
Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tăng nâng lãi suất chuẩn vào tháng 3 để hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế lạm phát vốn đang ở mức cao nhất trong 40 năm.
Điều này đã giúp đẩy lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng cao hơn, trái phiếu dài hạn cũng ghi nhận mức tăng nhưng không quá lớn. Lợi suất trái phiếu 10 năm cao hơn khoảng 0,13% so với trái phiếu 2 năm vào ngày 28/3. Mức chênh lệch này lớn hơn nhiều vào đầu năm 2022 là 0,8%.
Không những thế, các nhà đầu tư có vẻ lo ngại về tình trạng “hard landing” (nền kinh tế suy giảm đột ngột sau thời gian tăng trưởng mạnh mẽ) và tình trạng này sẽ xảy ra nếu Fed tăng lãi suất quá mạnh để kiềm chế lạm phát và vô tình gây ra suy thoái.
Suy thoái có khả năng xảy ra không?
Khả năng suy thoái kinh tế có thể xảy ra nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng sẽ điều chỉnh chính sách lãi suất của mình một cách thích hợp và đạt được mục tiêu “soft landing” - mô tả các nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn nền kinh tế bị nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao.,
Caldwell nói: "Không có điều kỳ diệu nào diễn ra khi đường cong lợi suất đảo ngược". Ông nói thêm rằng, điều này cũng không có nghĩa là nền kinh tế đang chuẩn bị lao dốc vì đây không phải "việc tắt/bật công tắc đèn".
Caldwell nói: “Không có gì kỳ diệu khi đảo ngược đường cong lợi suất, và nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế sẽ thu hẹp. ″Đó không phải là một công tắc đèn bị lật.”
Song song đó, nhiều nhà kinh tế đã điều chỉnh dự báo kinh tế của họ. JP Morgan dự đoán tỷ lệ xảy ra suy thoái vào khoảng 30%-35%, cao hơn so với mức trung bình lịch sử khoảng 15%, bà Roth cho biết.
Theo Thục San/vnmedia.vn
https://vnmedia.vn/kinh-te/dau-tu/202203/nen-kinh-te-co-the-roi-vao-tinh-trang-suy-thoai-afa2da0/
Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/nen-kinh-te-co-the-roi-vao-tinh-trang-suy-thoai-137867.html