Nên tắt điều hòa ô tô trong trường hợp nào?
Trong những ngày nắng nóng, điều hòa ô tô luôn được 'ưu tiên' hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, bạn nên tắt điều hòa khi gặp các tình huống sau.
1. Tắt điều hòa trước khi tắt máy
Việc tắt điều hòa ô tô trước khi tắt máy sẽ làm giảm bớt tiêu hao nhiên liệu cũng như điện ắc quy. Đồng thời, giúp nhiệt độ trong xe gần với nhiệt độ ngoài trời, điều này sẽ hạn chế được tình trạng sốc nhiệt cho người ngồi bên trong khi mở cửa.
Do đó, nên tắt điều hòa khoảng 1 – 2 phút trước khi tắt động cơ và mở quạt để làm khô cửa gió, tránh tụ ẩm dễ sinh nấm mốc gây ra mùi khó chịu trong ô tô.
2. Tắt điều hòa khi xe sắp hết xăng
Khi xe hết xăng hoặc gần hết xăng mà không tìm được chỗ để dừng đỗ, hãy giảm tải bất cứ thứ gì có thể kể cả điều hòa (chỉ giữ lại quạt gió để giúp không khí trong xe thông thoáng). Thực tế, dù bạn bấm xong nút ngắt clutch tắt bơm A/C thì trong xe vẫn sẽ mát thêm vài phút vì áp suất Freon bên dàn lạnh (evaporator) vẫn chưa về cân bằng.
Nguyên nhân là vì nếu bật điều hòa sẽ khiến xe tiêu thụ nhiều xăng hơn và có thể khiến ô tô bị chảy nước khi dừng đỗ. Bên cạnh đó, các chi tiết như quạt gió, đĩa côn của bơm điều hòa cũng tiêu tốn rất nhiều điện, nếu không tắt điều hòa khi xe hết xăng có thể gặp phải tình trạng bình điện bị xả hết, khiến xe bị chết máy và không di chuyển được.
Đối với điều hòa chỉnh tay, thì bạn nên tắt điều hòa trong nhiều trường hợp hơn, ví dụ như leo dốc cao, chạy xe trên khu vực có không khí loãng, máy cũ yếu, xăng bẩn, nắp thùng nước radiator bị hở, lọc gió quá dơ bị nghẹt,...
3. Tắt điều hòa khi leo dốc, đổ đèo
Với những dòng xe cũ, xe công suất nhỏ, dung tích động cơ thấp việc leo đèo tương đối khó hơn, tắt máy lạnh, để quạt gió giúp xe hội tụ công suất tốt hơn khi cần sức kéo. Thường thì những vùng đèo núi không khí mát lạnh nên sẽ không cảm thấy quá khó chịu bởi nhiệt độ từ bên ngoài.
Ví dụ, khi lên dốc cài xe về số D, trong trường hợp dốc cao 10% thì để số 2 hoặc L, sau đó tắt điều hòa. Còn lúc xuống dốc thì để ở số L hoặc 2 và bật điều hòa lên. Ngoài ra, khi phanh cũng không nên đệm phanh vì có thể làm nóng và mòn phanh nhanh.
Tuy nhiên, với những đèo dài, dốc quanh co không nên lái quá lâu, hãy dừng lại một chút để để động cơ có khoảng thời gian nghỉ và người lái cũng bớt mệt hơn. Bởi khi lái một chiếc xe máy nhỏ, tài xế thường tốn sức nhiều hơn so với xe máy lớn.
4. Tắt điều hòa khi vào khu vực ngập nước
Nếu di chuyển vào khu vực bị ngập nước, hãy tắt điều hòa và hạ kính xuống vì điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí từ ngoài vào, nếu đường ngập quá cao quạt thông gió có thể biến thành máy bơm hút nước vào động cơ gây ảnh hưởng đến động cơ và khiến xe dễ hư hỏng.
Bên cạnh đó, việc tắt điều hòa cũng giảm bớt công suất khi phải chịu áp lực từ sức nước của đoạn đường ngập, do xe khi đi qua chỗ ngập có độ ì lớn nên cần phải chạy với công suất cao.
Nguồn Cartimes: http://cartimes.vn/bai-viet/nen-tat-dieu-hoa-o-to-trong-truong-hop-nao-11688.htm