Nếu con bạn thuộc một trong 6 nhóm này thì dễ bị rối loạn tâm lý, nguy cơ trầm cảm cao hơn bạn cùng tuổi
Không muốn con mình bị trầm cảm, rối loạn tâm lý, thậm chí có hành vi tự sát... cha mẹ tuyệt đối đừng coi nhẹ điều này.
Trẻ em không chỉ cần chăm lo sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật mà đòi hỏi chúng ta cần chăm sóc cả về sức khỏe tâm thần. Con bạn, dù còn rất nhỏ hay đang trong độ tuổi vị thành niên chăng nữa, quan tâm đúng về sức khỏe tâm thần có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu bạn không muốn con bị trầm cảm, rối loạn tâm lý, thậm chí có hành vi tự sát... thì đừng coi nhẹ điều này.
Nhất là thời gian vừa qua, dịch Covid-19 bao trùm toàn thế giới khiến cho trẻ phải nhốt mình trong nhà rất lâu. Dù được học online, dù vẫn được chăm lo đầy đủ, con vẫn phải chịu quá nhiều thiệt thòi. Và thật sự không ngoa khi nói rằng, trẻ sinh sống trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn 2 năm qua là thiệt thòi nhất.
Điều đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sức khỏe tinh thần của trẻ. Thế nên, thời gian qua, liên tiếp xuất hiện nhiều ca tự tử do bị áp lực, bị trầm cảm. Không thiếu những trẻ có hành vi tự sát được gia đình tìm đến bệnh viện cầu cứu.
Theo TS Đỗ Minh Loan (Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi trung ương), nếu con bạn thuộc một trong 6 nhóm dưới đây, hãy luôn cẩn trọng. Đừng bỏ qua những nỗi buồn bã, chán nản của con để rồi đến một ngày nào đó, có khi đã quá muộn để cứu con.
Trẻ thuộc một trong 6 nhóm sau có nguy cơ trầm cảm, dễ có hành vi tự tử, bị rối loạn tâm lý hơn so với bạn cùng tuôỉ1. Trẻ có tính bốc đồng, khó kiểm soát được cảm xúc của mình, cảm xúc không ổn định
Một khi khó kiểm soát cảm xúc, cảm xúc không ổn định, không đủ bình tĩnh cần thiết trước một vấn đề nào đó, trẻ rất dễ bị rối loạn tâm lý. Tình trạng này không có biện pháp thay đổi kịp thời, sớm muộn, con bạn cũng bị trầm cảm.
2. Trẻ thiếu các kỹ năng sống
Thiếu các kỹ năng sống khiến trẻ khó hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Nhất là trong cuộc sống hiện đại bây giờ, việc trau dồi kỹ năng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ được mọi người vô cùng chú trọng.
Trong khi "con nhà người ta" ai ai cũng được trau dồi kỹ năng sống bài bản, con bạn lại không có đủ thì thực sự đi học cùng môi trường sẽ rất khó hòa nhập. Trẻ sẽ thấy mình lạc lõng trong thế giới này, dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý, nguy cơ trầm cảm cao.
3. Trẻ có các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ
Nếu trong quá khứ, con bạn thường xuyên phải chịu những tổn thương như đánh đập, hành hạ, nghe những lời chê bai... thì trẻ có thể bị trầm cảm. Đặc biệt là nhóm trẻ bị bạo hành về thân thể, tinh thần và tình dục.
Dù cho đó là bố mẹ mình, người thân của mình hay ai đó khác, trẻ cũng đã có những trải nghiệm tiêu cực. Điều này sẽ khiến con - nhất là với những trẻ nhạy cảm, hay suy nghĩ - ghi nhớ rất lâu.
4. Trẻ mắc bệnh mãn tính
Nhóm trẻ bị bệnh thận, bệnh lý về máu, bệnh tim mạch, ung thư... là những bệnh mãn tính, có thể theo con đến suốt cuộc đời. Mặc cảm về bệnh tật, trẻ có thể suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống nên dễ bị rối loạn tâm lý, nguy cơ trầm cảm, có hành vi tự tử cao.
5. Trẻ thuộc cộng đồng LGBT
Cộng đồng LGBT vốn có nhiều phức tạp và không phải ai cũng đủ thông cảm cho những người thuộc giới này. Nếu trẻ thuộc cộng đồng LGBT thì có thể phải chịu sự săm soi, dòm ngó, những lời lẽ không hay từ nhiều người xung quanh. Trừ những trường hợp có thể vượt qua mà sống, nhiều trẻ không thể vượt qua nổi sự dị nghị.
Điều này cũng có thể khiến trẻ sống khép mình hơn, luôn buồn bã, chán nản. Thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, bị trầm cảm kéo dài.
6. Trẻ sống trong gia đình có bố mẹ trầm cảm hoặc có vấn đề
Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai người đều bị trầm cảm, hoặc có các vấn đề khác như ly thân, ly hôn, cuộc sống không hạnh phúc... thì trẻ sinh sống trong gia đình này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hơn ai hết, cha mẹ chính là những người sinh thành và nuôi dưỡng con cái. Con bạn sẽ chịu ảnh hưởng tính cách, lối sống từ chính bạn. Một gia đình không hạnh phúc tất yếu khiến con cái chịu thiệt thòi. Trẻ dễ mắc các bệnh sức khỏe tâm thần như trầm cảm.
Nếu con bạn thuộc 6 nhóm trên, bạn nên làm gì?
Theo TS Đỗ Minh Loan, cha mẹ nếu thực sự yêu thương và quan tâm con mình đừng chỉ quan tâm mỗi sức khỏe vật chất (ốm đau, bệnh tật) mà cần:
- Lưu tâm hơn tới vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ, đặc biệt khi trẻ ở lứa tuổi vị thành niên.
Nếu chăm sóc tốt ở giai đoạn này thì khi trưởng thành trẻ sẽ có một sức khỏe toàn diện, khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần. Ngược lại nếu như không có sự quan tâm đúng mức trẻ sẽ phát triển lệch lạc, chịu ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời.
- Luôn dành thời gian quan tâm, trò chuyện, chia sẻ mọi điều cùng con dù cuộc sống hàng ngày có bận đến mấy. Đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho con.
- Cha mẹ cần có kiến thức để nhận diện sớm những dấu hiệu bất ổn từ trẻ. Từ đó có thể can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.