Nga bị ngắt kết nối SWIFT (không được tham gia hệ thống chuyển khoản ngân hàng quốc tế) là một biện pháp "siêu trừng phạt" mà phương Tây đã đe dọa Điện Kremlin kể từ năm 2014.
Theo tạp chí The Economist của Anh, tác động kinh tế đối với Moskva được coi là công cụ phản ứng duy nhất nhằm răn đe Nga tiến hành hoạt động quân sự chống lại Ukraine, bởi vì cả Mỹ và NATO đều không sẵn sàng chiến đấu vì lợi ích của Kiev.
Tuy nhiên, việc hệ thống ngân hàng Nga có thể bị ngắt kết nối với SWIFT không đơn giản như những gì phương Tây vẫn hình dung, thậm chí hậu quả ngược lại đối với chính họ sẽ lớn đến không ngờ.
Cần lưu ý, đối với phương Tây, ngắt kết nối SWIFT được gọi là "mẹ của mọi biện pháp trừng phạt". Nhờ SWIFT mà 200 quốc gia và hơn 11 nghìn ngân hàng trên khắp hành tinh thực hiện hàng tỷ giao dịch mỗi ngày.
Vào năm 2018, dưới áp lực của Mỹ, Iran đã bị cắt chuyển khoản ngân hàng quốc tế, hệ thống tài chính thế giới hầu như không cảm nhận được hậu quả từ bước đi trên. Nhưng nếu Nga bị ngắt kết nối SWIFT, phương Tây chắc chắn sẽ cảm thấy cay đắng vì quyết định thiếu cân nhắc.
SWIFT chính nó sẽ là một trở ngại lớn trên con đường đi đến một hành động như vậy. Tổ chức này có trụ sở chính tại Bỉ, đã từng đưa ra cam kết giữ trung lập về mặt chính trị.
Tuy nhiên giả sử rằng Washington vẫn cố gắng đạt được mục tiêu của mình và hệ thống thanh toán quốc tế không còn hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga, hậu quả sẽ là gì đối với chính nước Nga và phương Tây?
Sự thất vọng sẽ đến gần như ngay lập tức khi có thông tin rõ ràng về việc hệ thống tài chính Nga vẫn chưa sụp đổ và vẫn tiếp tục hoạt động. Moskva đã bị đe dọa cắt khỏi SWIFT kể từ năm 2014 và đã có nhiều thời gian để chuẩn bị.
Ngân hàng trung ương Nga đã phát triển Hệ thống nhắn tin tài chính (FMS), là một loại hình tương tự SWIFT. Mặc dù không có sự phân phối tương tự trên thế giới, nhưng nó khá đủ cho hoạt động của các ngân hàng trong nước, ấn bản Anh nhấn mạnh.
Đồng thời nhiều đối tác thương mại của Moskva sẽ cảm thấy hậu quả của việc tách Nga khỏi SWIFT. Đối với EU, Moskva đứng thứ năm về thương mại và khối lượng yêu cầu thanh toán thực tế của các ngân hàng châu Âu cho những đối tác Nga là hơn 50 tỷ USD.
Thêm vào đó là sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng từ Nga, nơi cung cấp 35% nhu cầu của "cựu lục địa", nếu bị mất cơ chế thanh toán quốc tế, châu Âu nhiều khả năng đối diện cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn.
Việc Moskva bị ngắt kết nối SWIFT sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngay cả nước Mỹ, hay nói đúng hơn là đồng USD "toàn năng của nước này".
Sự xuất hiện của các hệ thống thanh toán thay thế tại châu Âu và châu Á, vốn cần thiết cho thương mại với Nga, sẽ làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của đồng tiền Mỹ trên thế giới.
Trung Quốc sẽ đặt ra một mối đe dọa cụ thể đối với Washington, nước rõ ràng coi việc ngăn chặn SWIFT ở Nga là một "cuộc diễn tập" cho cuộc chiến kinh tế chống lại chính Bắc Kinh.
Theo The Economist, hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng CIPS hiện có của Bắc Kinh đứng trước cơ hội nếu không phải là sự thay thế toàn cầu cho SWIFT, thì ít nhất cũng là đối thủ nguy hiểm của nó.
Bạch Dương