Nga buộc Mỹ phải hồi sinh 'Đội quân bóng ma'

Thiếu tướng Quân đội Mỹ Ross Coffman tuyên bố ý định tái lập 'Đội quân bóng ma' vào cuối những năm 2030, tạp chí Popular Mechanics cho biết.

Thiếu tướng Ross Coffman - Giám đốc chương trình Phương tiện chiến đấu đa chức năng thế hệ mới (cái gọi là Bộ tư lệnh quân đội của tương lai) mới đây đã cho biết bộ phận do ông đứng đầu sẽ hoạt động như thế nào.

Thiếu tướng Ross Coffman - Giám đốc chương trình Phương tiện chiến đấu đa chức năng thế hệ mới (cái gọi là Bộ tư lệnh quân đội của tương lai) mới đây đã cho biết bộ phận do ông đứng đầu sẽ hoạt động như thế nào.

Vị tướng Quân đội Mỹ dự định sử dụng các hệ thống robot trên chiến trường theo nguyên tắc của "Đội quân bóng ma" trong Chiến tranh thế giới thứ hai và việc triển khai khái niệm này dự kiến diễn ra vào cuối những năm 2020.

Vị tướng Quân đội Mỹ dự định sử dụng các hệ thống robot trên chiến trường theo nguyên tắc của "Đội quân bóng ma" trong Chiến tranh thế giới thứ hai và việc triển khai khái niệm này dự kiến diễn ra vào cuối những năm 2020.

Rõ ràng chúng ta đang nói về một đơn vị tối mật của Quân đội Mỹ được thành lập vào năm 1944. Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 23, hay còn được gọi là Đội quân Bóng ma, họ có 1.023 quân nhân, hầu hết là nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và nhà thiết kế.

Rõ ràng chúng ta đang nói về một đơn vị tối mật của Quân đội Mỹ được thành lập vào năm 1944. Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 23, hay còn được gọi là Đội quân Bóng ma, họ có 1.023 quân nhân, hầu hết là nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và nhà thiết kế.

Đơn vị trên được tạo ra để làm kẻ thù sợ hãi hoặc bối rối, họ được chia thành 3 tiểu đoàn. Tiểu đoàn đầu tiên tham gia vào việc tạo ra thiết bị quân sự có thể bơm hơi, những phương tiện tác chiến không tồn tại và công sự.

Đơn vị trên được tạo ra để làm kẻ thù sợ hãi hoặc bối rối, họ được chia thành 3 tiểu đoàn. Tiểu đoàn đầu tiên tham gia vào việc tạo ra thiết bị quân sự có thể bơm hơi, những phương tiện tác chiến không tồn tại và công sự.

Tiểu đoàn thứ hai có nhiệm vụ giả mạo lưu lượng truy cập vô tuyến (cung cấp tin giả, gửi mệnh lệnh hư cấu từ các chỉ huy cấp cao nhất trong mã Morse...) khiến đối phương bị đánh lừa.

Tiểu đoàn thứ hai có nhiệm vụ giả mạo lưu lượng truy cập vô tuyến (cung cấp tin giả, gửi mệnh lệnh hư cấu từ các chỉ huy cấp cao nhất trong mã Morse...) khiến đối phương bị đánh lừa.

Tiểu đoàn thứ ba chuyên đánh lừa âm thanh: với sự trợ giúp của những chiếc loa khổng lồ, những tiếng gầm rú được thu âm trước, tiếng động cơ... có thể nghe thấy từ cách xa vài chục km khiến kẻ địch hoang mang... Và bây giờ chiến thuật như vậy được bổ sung bởi công nghệ hiện đại.

Tiểu đoàn thứ ba chuyên đánh lừa âm thanh: với sự trợ giúp của những chiếc loa khổng lồ, những tiếng gầm rú được thu âm trước, tiếng động cơ... có thể nghe thấy từ cách xa vài chục km khiến kẻ địch hoang mang... Và bây giờ chiến thuật như vậy được bổ sung bởi công nghệ hiện đại.

“Khi bạn ở trong bóng tối và bạn nghe thấy những phương tiện này di chuyển, trong khi thực sự không biết chúng ở đâu thì sẽ có một mức độ sợ hãi nhất định”, vị tướng người Mỹ tuyên bố.

“Khi bạn ở trong bóng tối và bạn nghe thấy những phương tiện này di chuyển, trong khi thực sự không biết chúng ở đâu thì sẽ có một mức độ sợ hãi nhất định”, vị tướng người Mỹ tuyên bố.

Đáng chú ý là Tướng Coffman cũng có ý định chia đơn vị bí mật của mình thành 3 tiểu đoàn, tùy thuộc vào trang bị được sử dụng. Chúng ta đang nói về 3 loại phương tiện được thiết kế để tăng cường trang bị truyền thống trong chiến đấu.

Đáng chú ý là Tướng Coffman cũng có ý định chia đơn vị bí mật của mình thành 3 tiểu đoàn, tùy thuộc vào trang bị được sử dụng. Chúng ta đang nói về 3 loại phương tiện được thiết kế để tăng cường trang bị truyền thống trong chiến đấu.

Xe chiến đấu người máy hạng nhẹ (Robotic Combat Vehicle-Light, RCV-L) sẽ phối hợp với lực lượng bộ binh và công binh, vận chuyển đạn dược cùng với vũ khí hạng nặng.

Xe chiến đấu người máy hạng nhẹ (Robotic Combat Vehicle-Light, RCV-L) sẽ phối hợp với lực lượng bộ binh và công binh, vận chuyển đạn dược cùng với vũ khí hạng nặng.

Các tổ hợp hạng trung (Robotic Combat Vehicle-Medium, RCV-M) và hạng nặng (Robotic Combat Vehicle-Heavy, RCV-H) sẽ lớn hơn nhiều và nhờ trang bị của chúng, sẽ đủ khả năng hoạt động với xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh.

Các tổ hợp hạng trung (Robotic Combat Vehicle-Medium, RCV-M) và hạng nặng (Robotic Combat Vehicle-Heavy, RCV-H) sẽ lớn hơn nhiều và nhờ trang bị của chúng, sẽ đủ khả năng hoạt động với xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh.

Vào tháng 4/2021, một nguyên mẫu đã được thử nghiệm tại trung tâm huấn luyện quân sự Camp Grayling như một phần của chương trình RCV-L.

Vào tháng 4/2021, một nguyên mẫu đã được thử nghiệm tại trung tâm huấn luyện quân sự Camp Grayling như một phần của chương trình RCV-L.

Tổ hợp này được cho là trang bị module chiến đấu điều khiển từ xa CROWS-J với hệ thống Javelin ATGM, có khả năng tấn công mục tiêu từ cự ly lên đến 2,5 km, nó cũng được trang bị một quadcopter trinh sát trên không.

Tổ hợp này được cho là trang bị module chiến đấu điều khiển từ xa CROWS-J với hệ thống Javelin ATGM, có khả năng tấn công mục tiêu từ cự ly lên đến 2,5 km, nó cũng được trang bị một quadcopter trinh sát trên không.

Trong khi đó xe tăng hạng nhẹ thử nghiệm Ripsaw M5 đang khẳng định vai trò của RCV-M, còn RCV-H hoán cải từ một xe bọc thép chở quân M113 đã lỗi thời, được hiện đại hóa để chạy ở chế độ không người lái.

Trong khi đó xe tăng hạng nhẹ thử nghiệm Ripsaw M5 đang khẳng định vai trò của RCV-M, còn RCV-H hoán cải từ một xe bọc thép chở quân M113 đã lỗi thời, được hiện đại hóa để chạy ở chế độ không người lái.

Bước đi như vậy của Quân đội Mỹ trong việc phát triển các hệ thống robot trên mặt đất theo đánh giá là do nhận thấy sự thành công của Nga trong lĩnh vực này.

Bước đi như vậy của Quân đội Mỹ trong việc phát triển các hệ thống robot trên mặt đất theo đánh giá là do nhận thấy sự thành công của Nga trong lĩnh vực này.

Theo Tạp chí Popular Mechanics, trên thực tế, tiềm năng chiến đấu của robot Uran-9 do Nga chế tạo đã buộc Mỹ phải đẩy nhanh tiến độ phát triển phương tiện của mình.

Theo Tạp chí Popular Mechanics, trên thực tế, tiềm năng chiến đấu của robot Uran-9 do Nga chế tạo đã buộc Mỹ phải đẩy nhanh tiến độ phát triển phương tiện của mình.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-buoc-my-phai-hoi-sinh-doi-quan-bong-ma-post475824.antd