Sau khi Liên Xô tan rã, mặc dù Nga được thừa hưởng một số lượng lớn vũ khí và trở thành cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới, nhưng lại bị các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ phong tỏa; do bị phong tỏa như vậy nên sức mạnh kinh tế của Nga không thể phát triển nhanh chóng. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Word Defence
Do khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau khi Liên Xô tan rã, để giảm bớt khó khăn về kinh tế, Nga phải nghĩ cách kiếm tiền và bán vũ khí đã trở thành cách tốt nhất mà Nga có thể làm ngay. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-27 được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc - Nguồn: Topwar
Nhiều vũ khí cũng như công nghệ quốc phòng hiện đại đã được Nga đem ra chào bán, thậm chí là "gán nợ"; những loại vũ khí một thời thuộc hàng "tuyệt mật", đều được đem bán như hệ thống phòng không tầm xa S-300, xe tăng "quốc bảo" T-80. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U mà Nga "gán nợ" cho Hàn Quốc - Nguồn: Topwar
Trong hoàn cảnh như vậy, nhưng có một công nghệ Nga chưa sẵn sàng bán, thậm chí còn giữ bí mật hơn cả vũ khí hạt nhân. Về công nghệ này, các chuyên gia Nga cho rằng, nó còn quan trọng hơn cả hàng không mẫu hạm. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Topwar
Mặc dù rất khó khăn về kinh tế, nhưng các chuyên gia quân sự Nga đã đề xuất rằng, dù quốc gia nào có trả nhiều tiền, nhưng dù chỉ một con ốc vít cũng không được bán công nghệ này; đó chính là công nghệ về động cơ phản lực NK-32. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Topwar
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất được chế tạo trên thế giới; mặc dù có hình dáng to lớn, tầm bay xa và mang được trọng tải vũ khí rất lớn, nhưng Tu-160 lại là loại máy bay có tốc độ siêu thanh. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Topwar
Địa vị của Tu-160 được các nước biết đến, tuy không phải là dòng máy bay ném bom tàng hình, nhưng Tu-160 có thể thực hiện các cuộc ném bom tầm cao, cường kích tầm thấp, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ phòng thủ. Trong con mắt của Mỹ, máy bay Tu-160 luôn là "cái gai", trêu ngươi Mỹ. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Topwar
Để đạt được những tính năng tuyệt với trên, "trái tim" mà chiếc Tu-160 sử dụng là động cơ NK-32. Trong công nghệ hàng không, hiệu suất của động cơ quyết định rất nhiều đến khả năng hoạt động của máy bay chiến đấu, đặc biệt là khả năng cơ động của nó. Ảnh: Buồng lái máy bay Tu-160. Nguồn: Topwar
Đến thời điểm này, số liệu Tu-160 đã đè bẹp rất nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ. Cho đến nay, Tu-160 là con Át chủ bài trong tay Nga; dữ liệu cho thấy, Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn và tốc độ tối đa đạt 2,05 Mach; chỉ riêng điều này, đã khiến nhiều máy bay chiến đấu Mỹ "nản". Ảnh: Máy bay Tu-160 ném bom rải thảm - Nguồn: Topwar
Ví dụ, tốc độ tối đa của tiêm kích F-35 là khoảng 1,6 Mach, tức là khi hai loại máy bay chạm trán, nếu Tu-160 muốn thoát khỏi sự truy đuổi của F-35, thì chỉ cần tăng tốc là có thể dễ dàng "cắt đuôi". Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Topwar
Cách đây không lâu, khi một chiếc Tu-160 đang bay thử nghiệm, đã bị tiêm kích F-35 bay lên "hỏi thăm" từ phía sau, nhưng chỉ một cú "đạp dầu", chiếc Tu-160 đã cho chiếc F-35 "ngửi khói". Ảnh: Động cơ NK-32 của máy bay Tu-160 - Nguồn: Topwar
Tu-160 được trang bị 4 động cơ NK-32, "trái tim sức mạnh" này do Phòng thiết kế Kuznetsov thiết kế riêng cho "Thiên nga trắng". Chính vì khả năng hoạt động mạnh mẽ của Tu-160, mà cho đến nay, Nga vẫn chưa nghĩ đến việc cho loại biên, mà không ngừng nâng cấp. Ảnh: Động cơ NK-32 của máy bay Tu-160 - Nguồn: Topwar
Là "trái tim quyền lực" của máy bay ném bom chiến lược số 1 của lực lượng Không quân chiến lược Nga hiện nay, động cơ NK-32 đương nhiên không thể bán được; nếu không, một khi dữ liệu bị lộ, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, sẽ phát triển vũ khí chống lại Tu-160, dựa trên những dữ liệu đó. Ảnh: Động cơ NK-32 của máy bay Tu-160 - Nguồn: Topwar
Để bảo vệ bí mật của Tu-160, ngoài việc cấm xuất khẩu dưới mọi hình thức; Nga và Mỹ đã "liên thủ", "ép" Ucraina phá hủy toàn bộ máy bay, động cơ cũng như các tài liệu liên quan về Tu-160 mà Ucraina đang sở hữu. Lý do là Mỹ không muốn phổ biến loại vũ khí này trên thế giới (nhất là Trung Quốc), còn Nga lo mất công nghệ. Và hiện nay, chỉ có Nga nắm bí mật về loại máy bay này mà thôi. Ảnh: Ucraina phá hủy máy bay Tu-160. Nguồn: Topwar
Video Máy bay ném bom Tu-160 của Nga lập kỷ lục thế giới về bay thẳng - Nguồn: QPVN
Tiến Minh