Nga có phóng đại con số hơn 100 trực thăng Mi-17 trong tay Taliban?

Moscow cho biết hơn 100 trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất trong lực lượng an ninh Afghanistan đã bị Taliban thu giữ, tuy vậy giới quan sát cho rằng Moscow đã phóng đại con số này.

Ông Alexander Mikheev, người đứng đầu Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga (Rosoboronexporter), cho biết Taliban đã thu giữ hơn 100 trực thăng Mi-17 do Mỹ đặt mua cho không quân Afghanistan.

"Phần lớn chúng không thể sử dụng nếu không có đội bảo trì và phụ tùng thay thế", ông Alexander Mikheev cho biết thêm.

"Phần lớn chúng không thể sử dụng nếu không có đội bảo trì và phụ tùng thay thế", ông Alexander Mikheev cho biết thêm.

Đã có những hình ảnh cho thấy Taliban đã bắt đầu sử dụng một số chiếc trực thăng Mi-17 chiếm được từ không quân Afghanistan

Đã có những hình ảnh cho thấy Taliban đã bắt đầu sử dụng một số chiếc trực thăng Mi-17 chiếm được từ không quân Afghanistan

Không rõ Taliban làm thế nào để tìm ra số phi công điều khiển trực thăng Mi-17, có thể do một số phi công chính quyền cũ đầu hàng, nhưng cũng có thể Taliban thuê lính đánh thuê vận hành.

Không rõ Taliban làm thế nào để tìm ra số phi công điều khiển trực thăng Mi-17, có thể do một số phi công chính quyền cũ đầu hàng, nhưng cũng có thể Taliban thuê lính đánh thuê vận hành.

Việc Moscow cho biết Taliban thu được hơn 100 chiếc Mi-17 được giới quan sát cho rằng Nga đã phóng đại, vì thực tế tổng số trực thăng Mi-17 của không quân Afghanistan thấp hơn con số 100.

Việc Moscow cho biết Taliban thu được hơn 100 chiếc Mi-17 được giới quan sát cho rằng Nga đã phóng đại, vì thực tế tổng số trực thăng Mi-17 của không quân Afghanistan thấp hơn con số 100.

Mỹ bắt đầu mua trực thăng Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan từ năm 2005. Hợp đồng ban đầu gồm 50 chiếc. Sau đó các năm tiếp theo Mỹ đã mua thêm 45 chiếc nữa, nâng tổng số Mi-17 lên 95 chiếc.

Mỹ bắt đầu mua trực thăng Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan từ năm 2005. Hợp đồng ban đầu gồm 50 chiếc. Sau đó các năm tiếp theo Mỹ đã mua thêm 45 chiếc nữa, nâng tổng số Mi-17 lên 95 chiếc.

Mỹ buộc phải mua trực thăng Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan, vì dòng trực thăng này có thể hoạt động ổn định hơn UH-60A ở địa hình núi cao.

Mỹ buộc phải mua trực thăng Mi-17 của Nga cho quân đội Afghanistan, vì dòng trực thăng này có thể hoạt động ổn định hơn UH-60A ở địa hình núi cao.

Trong nhiều năm, phi đội trực thăng Mi-17 đã trở thành xương sống của lực lượng không quân Afghanistan. Chúng được sử dụng thường xuyên trong các nhiệm vụ vận chuyển binh lính, đạn dược và sơ tán người bị thương.

Trong nhiều năm, phi đội trực thăng Mi-17 đã trở thành xương sống của lực lượng không quân Afghanistan. Chúng được sử dụng thường xuyên trong các nhiệm vụ vận chuyển binh lính, đạn dược và sơ tán người bị thương.

Trong suốt quá trình hoạt động trong biên chế Afghanistan, Mi-17 cũng chịu những tổn thất nhất định trước hỏa lực Taliban.

Trong suốt quá trình hoạt động trong biên chế Afghanistan, Mi-17 cũng chịu những tổn thất nhất định trước hỏa lực Taliban.

Ước tính đã có hàng chục chiếc Mi-17 của không quân Afghanistan bị Taliban bắn hạ.

Ước tính đã có hàng chục chiếc Mi-17 của không quân Afghanistan bị Taliban bắn hạ.

Những chiếc Mi-17 thường bị các tay súng Taliban dùng tên lửa phòng không vác vai hoặc pháo cao xạ phục kích bắn hạ.

Những chiếc Mi-17 thường bị các tay súng Taliban dùng tên lửa phòng không vác vai hoặc pháo cao xạ phục kích bắn hạ.

Tiếp đó, trực thăng Mi-17 trong không quân Afghanistan tiếp tục hao hụt khi Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8. Ước tính đã có hơn chục chiếc Mi-17 tháo chạy sang Uzbekistan.

Tiếp đó, trực thăng Mi-17 trong không quân Afghanistan tiếp tục hao hụt khi Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8. Ước tính đã có hơn chục chiếc Mi-17 tháo chạy sang Uzbekistan.

Chưa kể một số chiếc Mi-17 chạy về thung lũng Panjshir để thành lập Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan chống Taliban.

Chưa kể một số chiếc Mi-17 chạy về thung lũng Panjshir để thành lập Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan chống Taliban.

Trong báo cáo hồi tháng 7/2021 của tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Mỹ, cho biết quân đội Afghanistan có khoảng 56 trực thăng Mi-17. Tuy nhiên chỉ có 32 trong tổng số 56 chiếc còn hoạt động được.

Trong báo cáo hồi tháng 7/2021 của tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Mỹ, cho biết quân đội Afghanistan có khoảng 56 trực thăng Mi-17. Tuy nhiên chỉ có 32 trong tổng số 56 chiếc còn hoạt động được.

Vì thế số lượng Mi-17 thực tế Taliban thu được từ không quân Afghanistan chỉ vào khoảng 10 đến 20 chiếc, bao gồm cả những chiếc không hoạt động, như vậy sẽ thấp hơn rất nhiều so với con số hơn 100 chiếc Nga đưa ra.

Vì thế số lượng Mi-17 thực tế Taliban thu được từ không quân Afghanistan chỉ vào khoảng 10 đến 20 chiếc, bao gồm cả những chiếc không hoạt động, như vậy sẽ thấp hơn rất nhiều so với con số hơn 100 chiếc Nga đưa ra.

Trực thăng Mi-17 là biến thể mới của trực thăng Mi-8 huyền thoại, chúng được trang bị động cơ mới có công suất lớn hơn và khung máy bay được gia cường để đáp ứng yêu cầu gia tăng tải trọng hàng hóa.

Trực thăng Mi-17 là biến thể mới của trực thăng Mi-8 huyền thoại, chúng được trang bị động cơ mới có công suất lớn hơn và khung máy bay được gia cường để đáp ứng yêu cầu gia tăng tải trọng hàng hóa.

Ngoài năng lực vận tải, Mi-17 còn có thể mang theo rocket, pod súng máy và cả tên lửa chống tăng để yểm trợ hỏa lực mặt đất, từ đó biến chúng thành trực thăng tấn công hạng nhẹ.

Ngoài năng lực vận tải, Mi-17 còn có thể mang theo rocket, pod súng máy và cả tên lửa chống tăng để yểm trợ hỏa lực mặt đất, từ đó biến chúng thành trực thăng tấn công hạng nhẹ.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy của dòng trực thăng cải tiến Mi-17 so với Mi-8 nguyên bản đó là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc trước cửa hút không khí của động cơ.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy của dòng trực thăng cải tiến Mi-17 so với Mi-8 nguyên bản đó là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc trước cửa hút không khí của động cơ.

Ngoài ra cánh quạt đuôi của chiếc Mi-17 được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định của trực thăng, do động cơ mới có công suất lớn hơn.

Ngoài ra cánh quạt đuôi của chiếc Mi-17 được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định của trực thăng, do động cơ mới có công suất lớn hơn.

Trực thăng Mi-17 có kíp lái 3 người; chiều dài 18,465 m; đường kính rotor 21,25 m; chiều cao 4,76 m; trọng lượng rỗng 7.489 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 13.000 kg.

Trực thăng Mi-17 có kíp lái 3 người; chiều dài 18,465 m; đường kính rotor 21,25 m; chiều cao 4,76 m; trọng lượng rỗng 7.489 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 13.000 kg.

Máy bay được trang bị 2 động cơ Klimov TV3-117VM công suất 1.633 kW (2.190 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 250 km/h, tầm bay chuyển sân 960 km, trần bay 6.000 m.

Máy bay được trang bị 2 động cơ Klimov TV3-117VM công suất 1.633 kW (2.190 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 250 km/h, tầm bay chuyển sân 960 km, trần bay 6.000 m.

Khoang chở hàng của trực thăng Mi-17 có sức chứa 30 binh sĩ được vũ trang đầy đủ.

Khoang chở hàng của trực thăng Mi-17 có sức chứa 30 binh sĩ được vũ trang đầy đủ.

Khi cần thiết chúng có thể mang theo 1.500 kg vũ khí dưới 6 giá treo bao gồm bom, rocket, súng máy gắn ngoài và tên lửa chống tăng.

Khi cần thiết chúng có thể mang theo 1.500 kg vũ khí dưới 6 giá treo bao gồm bom, rocket, súng máy gắn ngoài và tên lửa chống tăng.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-co-phong-dai-con-so-hon-100-truc-thang-mi-17-trong-tay-taliban-post478908.antd