Nga cử tàu chiến bảo vệ tàu dầu Iran, Israel còn dám manh động?

Israel thường xuyên tấn công không thương tiếc những chiếc tàu buôn của Iran và cũng như cơ sở hạ tầng của quân đội nước này trên lãnh thổ Syria. Trước tình hình hiện tại Nga đã phải đích thân ra tay để bảo vệ các đồng minh.

Theo tờ Người đưa tin ở Nga, chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ và các đồng minh đã dẫn đến việc hình thành một liên minh chống Mỹ mới ở Trung Đông.

Theo tờ Người đưa tin ở Nga, chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ và các đồng minh đã dẫn đến việc hình thành một liên minh chống Mỹ mới ở Trung Đông.

Liên minh không chính thức của Syria và Iran được hỗ trợ bởi Nga và Trung Quốc, cụ thể liên minh thứ nhất với sự hỗ trợ lực lượng quân sự giữa Nga và Syria, liên minh thứ hai với sự hỗ trợ tài chính giữa Trung Quốc và Iran.

Liên minh không chính thức của Syria và Iran được hỗ trợ bởi Nga và Trung Quốc, cụ thể liên minh thứ nhất với sự hỗ trợ lực lượng quân sự giữa Nga và Syria, liên minh thứ hai với sự hỗ trợ tài chính giữa Trung Quốc và Iran.

Việc đảng Dân chủ lên nắm quyền ở Nhà Trắng đã ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các chính sách dưới thời cựu Tổng thống Donal Trump, Mỹ bắt đầu tăng cường hỗ trợ đối với các nhóm vũ trang của người Kurd ở Syria.

Việc đảng Dân chủ lên nắm quyền ở Nhà Trắng đã ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các chính sách dưới thời cựu Tổng thống Donal Trump, Mỹ bắt đầu tăng cường hỗ trợ đối với các nhóm vũ trang của người Kurd ở Syria.

Ngoài ra, để bảo vệ các lực lượng được hậu thuẫn của Mỹ trước các cuộc không kích của lực lượng phòng không Syria và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga, Mỹ đã chuyển đến đây những hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Ngoài ra, để bảo vệ các lực lượng được hậu thuẫn của Mỹ trước các cuộc không kích của lực lượng phòng không Syria và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga, Mỹ đã chuyển đến đây những hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Chính quyền Washington tiếp tục bóp nghẹt kinh tế đối với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, bằng cách duy trì quyền kiểm soát đối với các mỏ dầu ở Syria và bán dầu mỏ qua lãnh thổ Iraq.

Chính quyền Washington tiếp tục bóp nghẹt kinh tế đối với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, bằng cách duy trì quyền kiểm soát đối với các mỏ dầu ở Syria và bán dầu mỏ qua lãnh thổ Iraq.

Đương nhiên, Syria không nhận được bất kỳ khoản thuế hoặc khoản thanh toán nào cho việc sử dụng nguồn tài nguyên từ những thế lực nước ngoài này. Trong khi đó, Syria vẫn phải trông cậy vào nguồn dầu mỏ của Iran được cung cấp trong khuôn khổ viện trợ hữu nghị của Tehran đối với Damascus.

Đương nhiên, Syria không nhận được bất kỳ khoản thuế hoặc khoản thanh toán nào cho việc sử dụng nguồn tài nguyên từ những thế lực nước ngoài này. Trong khi đó, Syria vẫn phải trông cậy vào nguồn dầu mỏ của Iran được cung cấp trong khuôn khổ viện trợ hữu nghị của Tehran đối với Damascus.

Tuy nhiên, Iran đang chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây và bản thân quốc gia Hồi giáo này cũng rất cần hỗ trợ về tài chính. Và sau đó Trung Quốc đã tham gia “cuộc chơi”, nước này đã ký thỏa thuận đầu tư một số tiền khổng lồ lên đến 400 tỷ USD vào nền kinh tế Iran.

Tuy nhiên, Iran đang chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây và bản thân quốc gia Hồi giáo này cũng rất cần hỗ trợ về tài chính. Và sau đó Trung Quốc đã tham gia “cuộc chơi”, nước này đã ký thỏa thuận đầu tư một số tiền khổng lồ lên đến 400 tỷ USD vào nền kinh tế Iran.

Chiến lược trên thực tế của Mỹ và Israel nhằm cô lập và dần dần bóp nghẹt Iran đã thất bại thảm hại. Giờ đây, Tehran có người đứng sau là Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách có chủ quyền trong khu vực bằng việc ủng hộ chính quyền hiện tại ở Syria.

Chiến lược trên thực tế của Mỹ và Israel nhằm cô lập và dần dần bóp nghẹt Iran đã thất bại thảm hại. Giờ đây, Tehran có người đứng sau là Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách có chủ quyền trong khu vực bằng việc ủng hộ chính quyền hiện tại ở Syria.

Ngoài ra, Iran không chỉ hỗ trợ về quân sự trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố và những nước can thiệp vào Syria, mà còn hỗ trợ cung cấp "vàng đen" cho các nhà máy lọc dầu của của quốc gia này.

Ngoài ra, Iran không chỉ hỗ trợ về quân sự trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố và những nước can thiệp vào Syria, mà còn hỗ trợ cung cấp "vàng đen" cho các nhà máy lọc dầu của của quốc gia này.

Nhưng các tàu chở dầu và khí đốt của Iran buộc phải đi qua kênh đào Suez, nơi họ thường xuyên gặp rắc rối bởi những mối nguy hiểm do các đồng minh của Mỹ gây ra. Ví dụ như sự kiện xảy ra cách đây hai năm, Thủy quân lục chiến Anh ở ngoài khơi bờ biển Gibraltar đã bắt giữ một tàu chở dầu của Iran trên đường đến Damascus.

Nhưng các tàu chở dầu và khí đốt của Iran buộc phải đi qua kênh đào Suez, nơi họ thường xuyên gặp rắc rối bởi những mối nguy hiểm do các đồng minh của Mỹ gây ra. Ví dụ như sự kiện xảy ra cách đây hai năm, Thủy quân lục chiến Anh ở ngoài khơi bờ biển Gibraltar đã bắt giữ một tàu chở dầu của Iran trên đường đến Damascus.

Tàu chở dầu Adrian Darya 1 của Iran đã bị bắt với lý do vi phạm các lệnh trừng phạt của EU, nhưng Tehran đã kịp thời đáp trả London bằng cách khống chế một tàu chở dầu gắn cờ Anh. Do đó, Adrian Darya 1 đã được thả và vận chuyển hàng hóa của nó đến đích.

Tàu chở dầu Adrian Darya 1 của Iran đã bị bắt với lý do vi phạm các lệnh trừng phạt của EU, nhưng Tehran đã kịp thời đáp trả London bằng cách khống chế một tàu chở dầu gắn cờ Anh. Do đó, Adrian Darya 1 đã được thả và vận chuyển hàng hóa của nó đến đích.

Một đồng minh khác của Mỹ là Israel, kẻ thù “không đội trời chung” với Iran. Không quân Israel đang ném bom không thương tiếc các cơ sở hạ tầng quân sự của Tehran ở Syria, đồng thời cũng thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các tàu chở hàng cho Syria của Iran.

Một đồng minh khác của Mỹ là Israel, kẻ thù “không đội trời chung” với Iran. Không quân Israel đang ném bom không thương tiếc các cơ sở hạ tầng quân sự của Tehran ở Syria, đồng thời cũng thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các tàu chở hàng cho Syria của Iran.

Theo báo The Wall Street Journal, chỉ trong tháng trước Israel đã thực hiện hàng chục vụ tấn công vào các tàu chở dầu của Iran. Do đó, Israel đã gây cản trở các kế hoạch của Tehran nhằm hỗ trợ các nhóm vũ trang trung thành với Iran trên khắp Trung Đông.

Theo báo The Wall Street Journal, chỉ trong tháng trước Israel đã thực hiện hàng chục vụ tấn công vào các tàu chở dầu của Iran. Do đó, Israel đã gây cản trở các kế hoạch của Tehran nhằm hỗ trợ các nhóm vũ trang trung thành với Iran trên khắp Trung Đông.

Trên thực tế, Israel đang âm thầm tiến hành một cuộc chiến chống lại đội tàu buôn Iran. Các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu được thực hiện theo cách khiến các tàu chở dầu không bị chìm và không gây ra sự cố tràn dầu, nhưng tàu sẽ bị hư hỏng và phải quay trở lại cảng.

Trên thực tế, Israel đang âm thầm tiến hành một cuộc chiến chống lại đội tàu buôn Iran. Các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu được thực hiện theo cách khiến các tàu chở dầu không bị chìm và không gây ra sự cố tràn dầu, nhưng tàu sẽ bị hư hỏng và phải quay trở lại cảng.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh phá hoại của Israel dường như sẽ kết thúc khi Nga, Iran và Syria đã đồng ý thành lập một trung tâm điều phối hải quân chung. Nhiệm vụ của nó sẽ là làm suy yếu sự phong tỏa kinh tế mà Mỹ và nước các đồng minh đã đặt ra đối với liên minh Damascus-Tehran.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh phá hoại của Israel dường như sẽ kết thúc khi Nga, Iran và Syria đã đồng ý thành lập một trung tâm điều phối hải quân chung. Nhiệm vụ của nó sẽ là làm suy yếu sự phong tỏa kinh tế mà Mỹ và nước các đồng minh đã đặt ra đối với liên minh Damascus-Tehran.

Để đạt được mục tiêu này, các tàu của Hải quân Nga sẽ đảm nhận bảo vệ của các tàu buôn Iran đi đến các cảng của Syria với hàng hóa là dầu và khí đốt. Điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên, Nga sẽ có thêm hạm đội riêng ở Đông Địa Trung Hải, Syria sẽ nhận được dầu mà họ cần và Tehran sẽ củng cố vị thế của mình ở khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.

Để đạt được mục tiêu này, các tàu của Hải quân Nga sẽ đảm nhận bảo vệ của các tàu buôn Iran đi đến các cảng của Syria với hàng hóa là dầu và khí đốt. Điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên, Nga sẽ có thêm hạm đội riêng ở Đông Địa Trung Hải, Syria sẽ nhận được dầu mà họ cần và Tehran sẽ củng cố vị thế của mình ở khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.

Iran thực hiện cuộc tập trận kết hợp ở quy mô cực kỳ lớn. Nguồn: AP.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-cu-tau-chien-bao-ve-tau-dau-iran-israel-con-dam-manh-dong-1533714.html