Quân đội Nga ngày càng giỏi hơn, trong việc có thể khống chế máy bay không người lái (UAV) của đối phương. Điều đó có thể có những tác động nghiêm trọng đối với Quân đội Mỹ; vì quân đội nước này, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào UAV.
Cách đây gần 3 năm, vào ngày 2/11/2018, các thành viên của các đơn vị tác chiến điện tử Silok của Nga, đã tiến hành một cuộc hội thi “hạ cánh bắt buộc với các thiết bị bay không người lái” gần Leningrad; với sự tham gia của 500 tuyển thủ.
Silok là những đơn vị tác chiến điện tử của Nga, nhằm sử dụng các thiết bị, để gây nhiễu tần số vô tuyến, mà quân đội Nga đã triển khai từ thời Chiến tranh Lạnh; nhằm chặn liên lạc của đối phương, bao gồm cả các liên kết vô tuyến giữa đài điều khiển UAV và UAV, các video và dữ liệu tình báo khác.
Trong hội thao của Silok, tình huống đưa ra là: Các UAV “không xác định”, với nhiều phiên bản khác nhau, đã cố gắng xâm nhập vào vùng trời của Nga. Các binh sĩ của Silok, đã sử dụng thiết bị để xác định vị trí của những kẻ xâm nhập đường không, và buộc chúng phải hạ cánh.
Sau đó, các đơn vị kỹ thuật và công binh đã phá hủy các thiết bị nổ gắn trên UAV, và các đội phản ứng nhanh của quân đội, cảnh sát đã bắt giữ những người điều khiển chúng.
Trong khi quân đội Nga và quân đội Liên Xô trước đó, đã sử dụng thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến điện (RF) từ lâu, thì phải đến tháng 10/2017, Điện Kremlin mới thành lập đơn vị trên bộ đầu tiên, chuyên nhiệm vụ khống chế máy bay không người lái của đối phương.
Nga cũng đã triển khai các thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến tới Syria, để bảo vệ các cơ sở của Moscow tại Syria. Thiết bị gây nhiễu UAV của các đơn vị Silok, mới gia nhập lực lượng Nga ở Syria vào tháng 8/2018.
Mối đe dọa từ UAV của phiến quân với các lực lượng Nga tại Syria là rất nghiêm trọng. Vào đêm ngày 5/1/2018, hàng chục UAV nhỏ, chứa đầy chất nổ, do phiến quân Syria điều khiển, đã tấn công hai căn cứ của Nga ở miền tây Syria.
Mười trong tổng số nhiều UAV tham gia tấn công hôm đó, đã tấn công căn cứ không quân Khmeimim, nơi Nga tập trung phần lớn sức mạnh không quân của họ tại Syria. Trong khi đó, ba chiếc UAV khác, đã tấn công căn cứ hải quân của Nga tại cảng Tartus gần đó.
Theo thông tin từ Nga, mỗi chiếc UAV mang 10 quả bom, mỗi quả nặng 0.5 kg dưới cánh của nó. Một hệ thống phòng không Pantsir-S bảo vệ căn cứ đã bắn hạ bảy chiếc UAV, trong khi hệ thống tác chiến điện tử của Nga buộc sáu trong số các UAV hạ cánh, bằng cách làm nhiễu các liên kết điều khiển vô tuyến của chúng.
Sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các thiết bị gây nhiễu của Nga, có thể đe dọa đến số UAV đang ngày càng tăng của quân đội Mỹ. Khả năng này của Nga đã được chứng minh, khi họ đã gây nhiễu các UAV của Mỹ, sử dụng ở Ukraine vào năm 2014.
Các thiết bị gây nhiễu của Nga cũng khẳng định về chất lượng, năm 2011, Iran đã sử dụng thiết bị gây nhiễu Avtobaza do Nga sản xuất, để hạ cánh bắt buộc một UAV do thám tàng hình RQ-170 của Không quân Mỹ, đang bay dọc biên giới Afghanistan-Iran.
Lầu Năm Góc nhận thức sâu sắc về những rủi ro về số UAV của họ; Quân đội Mỹ cũng đã tích cực triển khai các biện pháp chống nhiễu, chống can thiệp vào cơ chế điều khiển của UAV (DARPA); để thích ứng để duy trì liên lạc, ngay cả trong điều kiện bị gây nhiễu nặng.
Những nỗ lực của Quân đội Mỹ tập trung vào bảo vệ các hệ thống vô tuyến, trước khả năng bị đối phương phát hiện và gây nhiễu, bằng cách thay đổi tần số (nhảy tần) bằng phương pháp kỹ thuật số hiện đại. Cùng với đó, Không quân Mỹ đang nghiên cứu các thuật toán, để UAV xử lý dữ liệu, bằng chính thiết bị của nó.
Ví dụ, khi UAV xác định được mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo là nó chuyển thông tin này qua sóng vô tuyến, cho đài chỉ huy mặt đất; nhưng trước khi thông tin này được chuyển đi, nó sẽ được mã hóa bằng các thiết bị trên chính UAV đó, tránh đối phương tiếp cận và can thiệp.
Máy bay không người lái chuyển tiếp càng ít thông tin, thì nó càng ít bị gây nhiễu. Tương tự như vậy, UAV có thể tự cất cánh, tự điều khiển và tự hạ cánh, thì nó càng phải cần một liên kết vô tuyến mạnh với đài điều khiển, cũng như một bộ xử lý mạnh.
Và trong trường hợp bị can thiệp, UAV phải biết “tự đóng”, tức là không nhận tín hiệu điều khiển từ bất kỳ đài chỉ huy nào; tự động quay về và hạ cánh tại căn cứ. Vào tháng 9/2018, một UAV Reaper của Không quân Mỹ đã hoàn thành chuyến hạ cánh tự động thành công đầu tiên, theo kiểu như vậy.
Nhờ các cảm biến và phần mềm tốt hơn, các UAV của Mỹ ngày càng trở nên tự chủ hơn. Nhưng chúng sẽ luôn cần một số loại liên kết vô tuyến, để gửi lại các thông tin tình báo, mà cảm biến trên UAV thu được, theo thời gian thực; và đây chính là những điểm yếu mà Nga có thể tiếp tục khai thác. Nguồn ảnh: Foxtrot.
Máy bay không người lái Predator của Mỹ - khắc tinh của mọi tên khủng bố - nhưng cũng từng không ít lần rơi ở Trung Đông. Nguồn: QPVN.
Tiến Minh