Nga-EU: Mối quan hệ phức tạp
Bất chấp việc Nga triển khai quân đội lớn nhất từ trước đến nay ở biên giới Ukraine, EU sẽ không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt. Phản ứng của khối đối với những hành động tuyệt thực của Vlogger Alexei Nalvany cũng không có gì khác ngoài việc lên tiếng phản đối.
Một chiếc xe tăng của Nga phô trương lực lượng. Ảnh: DPA
Bài liên quan
Cộng hòa Séc đe dọa trục xuất tất cả nhà ngoại giao Nga
Thông điệp liên bang Nga năm 2021: Lời cảnh báo đanh thép của Tổng thống Putin
Nga tiết lộ thu nhập của ông Putin trong năm 2020
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ Ukraine giữa căng thẳng với Nga
Các ngoại trưởng EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với quân đội Myanmar, chống lại hai trong số các tập đoàn của họ là Myanmar Economic Corporation (MEC) và Myanmar Economic Holdings Ltd (MEHL). Nhưng liên quan đến mối quan hệ còn nhiều căng thẳng với Nga, một vấn đề thực sự là trọng tâm của hội nghị, người châu Âu không làm gì khác ngoài lời kêu gọi đối với Tổng thống Vladimir Putin.
Điều quân quy mô lớn
"Đây là đợt triển khai quân sự lớn nhất của quân đội Nga tới biên giới Ukraine từ trước đến nay", người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell lưu ý trong một cuộc họp báo.
Ông đã đề cập đến 150.000 quân Nga ở biên giới, nhưng không thể nêu rõ nguồn gốc của con số này.
Ông Borrell cho biết Nga hiện đang thiết lập các bệnh viện dã chiến và vận chuyển nhiều thiết bị hơn nữa. "Nguy cơ leo thang hơn nữa là hiển nhiên", ông Borrell cảnh báo và nói thêm rằng "khi triển khai nhiều quân, nguy cơ xảy ra va chạm càng cao hơn".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng đề cập đến việc tránh vòng xoáy leo thang gây ra bởi các sự kiện ngoài ý muốn và kêu gọi "các biện pháp xây dựng lòng tin và giảm leo thang". Ông nói, các nước liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực để cùng thực hiện thỏa thuận Minsk.
Liên quan đến việc Nga tập trung quân đội khổng lồ trong khu vực, không rõ nội bộ EU bất đồng ra sao sau các tuyên bố ngoại giao của mình.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: DPA
Ông Maas cho biết "EU hiện tại không hề tụt hậu so với bất kỳ ai về các biện pháp trừng phạt", ám chỉ các biện pháp trừng phạt đã được áp dụng trong nhiều năm để phản ứng với việc sáp nhập Crimea năm 2014.
Theo Ngoại trưởng Đức, rõ ràng việc triển khai quân đội là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến hậu quả. Tuy nhiên có vẻ như Brussels vẫn đang cân nhắc xem những hậu quả đó sẽ là gì.
Cuối tuần qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thẳng thắn hơn trong một cuộc phỏng vấn với CBS, nói rằng đối thoại với Moscow là quan trọng, nhưng cộng đồng quốc tế phải vạch ra "lằn ranh rõ ràng" với Nga.
"Đó là cách duy nhất để trở nên đáng tin cậy. Tôi không nghĩ chỉ mình các biện pháp trừng phạt là đủ, nhưng chúng là một phần các biện pháp", Macron nói.
Thả tự do cho Nalvany
Một lần nữa, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, các bộ trưởng ngoại giao EU và chủ tịch Ủy ban EU kêu gọi Moscow trả tự do cho Alexei Navalny vì tình trạng sức khỏe sa sút.
Ông Borrell cho biết ông có một lá thư từ nhóm của Navalny nói rằng sức khỏe của Vlogger đang xấu đi.
Ông hoan nghênh các báo cáo gần đây từ Moscow rằng Navalny đã được chuyển đến một bệnh viện nhà tù khác, nhưng nói thêm rằng anh ta cũng nên được tiếp cận với các bác sĩ mà mình tin tưởng.
"Các nhà chức trách Nga phải chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của ông Navalny và chúng tôi sẽ yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm", nhà ngoại giao trưởng của EU cho biết. Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn còn mơ hồ. Có lẽ EU đang liên kết với Washington: Nhà Trắng đã cảnh báo Nga sẽ đối mặt với hậu quả nếu chính trị gia đối lập chết trong thời gian bị giam giữ.
Đại sứ quán của Nga tại Praha. Ảnh: DPA
Xung đột Séc-Nga
Các sự kiện gần đây ở Cộng hòa Séc đã đặt nước này vào một cuộc xung đột rõ ràng với Moscow, chấm dứt sự do dự của Praha đối với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Tình báo Séc đã xác định các điệp viên Nga đứng sau vụ nổ kho vũ khí năm 2014 khiến hai người thiệt mạng. Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jan Hamacek đã cho các đồng nghiệp EU biết chi tiết.
Hai người đàn ông liên quan đến vụ nổ sử dụng chung hộ chiếu với các nghi phạm trong vụ tấn công bằng chất độc Novichok nhằm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở thị trấn Salisbury của Anh vào năm 2018.
Các bằng chứng đều chỉ ra cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, FSB, đứng đằng sau vụ việc. Kho đạn dược thuộc về một nhà buôn vũ khí Bulgaria cung cấp cho Ukraine cho cuộc chiến chống lại phe ly khai thân Nga ở Donbass.
Chính quyền Praha đã tức giận vì vụ phá hoại diễn ra trên lãnh thổ của mình. Quốc hội Séc đã gọi đây là cuộc tấn công chống lại chủ quyền nghiêm trọng nhất kể từ năm 1968. Cả hai bên đều đã trục xuất các nhà ngoại giao.
Vụ việc được coi là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các chính phủ EU cần chú ý hơn đến các nhà ngoại giao và đặc vụ Nga. Trong khi EU đã bày tỏ sự đoàn kết với Cộng hòa Séc, và cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, Ngoại trưởng Đức cho rằng Cộng hòa Séc đã có kế hoạch loại Nga khỏi cuộc đấu thầu nhà máy điện hạt nhân mới và đã hủy đơn đặt hàng vắc xin COVID-19 Sputnik V của Nga.
Chính phủ Séc đã gia nhập hàng ngũ những người chỉ trích Moscow ở Liên minh châu Âu, ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nữa.
Mối căng thẳng giữa Nga và EU bao gồm cụ thể một số quốc gia thành viên của liên minh này đang trở nên căng thẳng, nhưng các bất đồng vẫn đang trong tầm kiểm soát khi mà giữa họ là một mối quan hệ đầy phức tạp, với lợi ích chồng chéo mà không dễ để từ bỏ.
Điều quan trọng, tất cả cũng hiểu rằng, việc gây hấn với Nga không mang lại lợi ích thậm chí, một mối quan hệ căng thẳng, chỉ càng đẩy châu Âu vào một cuộc chiến thảm khốc trên mọi khía cạnh.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nga-eu-moi-quan-he-phuc-tap-post129430.html