Nga gây sốc khi phủ nhận quan hệ đối tác chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây đã lên tiếng phủ nhận việc nước mình có mối quan hệ dưới dạng đồng minh chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - ông Sergei Lavrov mới đây đã đưa ra một tuyên bố rất đáng chú ý, trong đó vị quan chức này phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - ông Sergei Lavrov mới đây đã đưa ra một tuyên bố rất đáng chú ý, trong đó vị quan chức này phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Bộ trưởng Sergei Lavrov, về tổng thể thì Ankara chưa bao giờ được coi là đồng minh chiến lược của nước Nga, mặc dù ở một số lĩnh vực họ là một đối tác thân thiết và cực kỳ quan trọng đối với Moskva.

Theo Bộ trưởng Sergei Lavrov, về tổng thể thì Ankara chưa bao giờ được coi là đồng minh chiến lược của nước Nga, mặc dù ở một số lĩnh vực họ là một đối tác thân thiết và cực kỳ quan trọng đối với Moskva.

Cụ thể hãng thông tấn TASS trích dẫn: “Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thân thiết, nhưng không phải đồng minh chiến lược", thông tin trên không làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.

Cụ thể hãng thông tấn TASS trích dẫn: “Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thân thiết, nhưng không phải đồng minh chiến lược", thông tin trên không làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.

Bên cạnh đó, ấn bản tin tức Nga Gazeta.ru đăng tải thêm lời ông Lavrov: "Chúng tôi chưa bao giờ coi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược của mình, Ankara chỉ được xem là một đối tác rất thân thiết”.

Bên cạnh đó, ấn bản tin tức Nga Gazeta.ru đăng tải thêm lời ông Lavrov: "Chúng tôi chưa bao giờ coi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược của mình, Ankara chỉ được xem là một đối tác rất thân thiết”.

Tuy nhiên ông Lavrov cũng nói thêm rằng: “Trong nhiều lĩnh vực hẹp, mối quan hệ đối tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực sự có bản chất chiến lược".

Tuy nhiên ông Lavrov cũng nói thêm rằng: “Trong nhiều lĩnh vực hẹp, mối quan hệ đối tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực sự có bản chất chiến lược".

Đáng chú ý hơn là việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức coi Nga là đồng minh của mình, dù cho họ là thành viên liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Đáng chú ý hơn là việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức coi Nga là đồng minh của mình, dù cho họ là thành viên liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Tuy nhiên sau tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, quan hệ giữa hai nước có thể thay đổi khá nghiêm trọng, có thể điều này áp dụng cho những bất đồng trên khắp chiến trường Syria, Libya, Nagorno-Karabakh...

Tuy nhiên sau tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, quan hệ giữa hai nước có thể thay đổi khá nghiêm trọng, có thể điều này áp dụng cho những bất đồng trên khắp chiến trường Syria, Libya, Nagorno-Karabakh...

Nhưng trên hết, giới chuyên gia phân tích vẫn nhận định rằng cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cần sự ủng hộ của nhau trên bàn cờ địa chính trị khu vực, Moskva lẫn Ankara đều đang nắm giữ những quân bài chiến lược có thể chi phối lẫn nhau.

Nhưng trên hết, giới chuyên gia phân tích vẫn nhận định rằng cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cần sự ủng hộ của nhau trên bàn cờ địa chính trị khu vực, Moskva lẫn Ankara đều đang nắm giữ những quân bài chiến lược có thể chi phối lẫn nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ eo biển Bosphorus - yết hầu giao thông chiến lược từ Biển Đen ra Biển Địa Trung Hải, nếu Ankara đóng lối đi này thì tàu hải quân và tàu thương mại Nga chẳng có cách nào ra được đại dương.

Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ eo biển Bosphorus - yết hầu giao thông chiến lược từ Biển Đen ra Biển Địa Trung Hải, nếu Ankara đóng lối đi này thì tàu hải quân và tàu thương mại Nga chẳng có cách nào ra được đại dương.

Đường ống dẫn khí đốt Turk Stream hiện cũng đang là cứu cánh duy nhất của Nga nhằm tránh phụ thuộc vào việc quá cảnh qua Ukraine, nhất là khi dự án North Stream 2 gần như đã bị hủy bỏ vì áp lực của Mỹ.

Đường ống dẫn khí đốt Turk Stream hiện cũng đang là cứu cánh duy nhất của Nga nhằm tránh phụ thuộc vào việc quá cảnh qua Ukraine, nhất là khi dự án North Stream 2 gần như đã bị hủy bỏ vì áp lực của Mỹ.

Trong khi ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ mà đặc biệt là Tổng thống Erdogan cũng cần Nga như một đối trọng với Mỹ nhằm duy trì quyền lực của mình, các loại vũ khí mà Moskva bán cho Ankara là minh chứng cho điều này.

Trong khi ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ mà đặc biệt là Tổng thống Erdogan cũng cần Nga như một đối trọng với Mỹ nhằm duy trì quyền lực của mình, các loại vũ khí mà Moskva bán cho Ankara là minh chứng cho điều này.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf với đạn đánh chặn tầm thấp 9M96, khiến họ không cần mua thêm Pantsir-S1 để đứng cạnh bảo vệ.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf với đạn đánh chặn tầm thấp 9M96, khiến họ không cần mua thêm Pantsir-S1 để đứng cạnh bảo vệ.

Từ trước tới nay Nga vẫn từ chối bán tên lửa 9M96 cho S-400 bản xuất khẩu để giữ thị phần cho S-350E Vityaz. Bên cạnh đó, Moskva cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Ankara cả tiêm kích Su-35 lẫn Su-57.

Từ trước tới nay Nga vẫn từ chối bán tên lửa 9M96 cho S-400 bản xuất khẩu để giữ thị phần cho S-350E Vityaz. Bên cạnh đó, Moskva cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Ankara cả tiêm kích Su-35 lẫn Su-57.

Do vậy xét về tổng thể thì đường hướng được lãnh đạo hai quốc gia theo đuổi vẫn là hợp tác, tìm cách giải quyết để vượt qua bất đồng chứ không phải đối đầu, mối quan hệ này hoàn toàn có thể phát triển thành đối tác chiến lược trong tương lai.

Do vậy xét về tổng thể thì đường hướng được lãnh đạo hai quốc gia theo đuổi vẫn là hợp tác, tìm cách giải quyết để vượt qua bất đồng chứ không phải đối đầu, mối quan hệ này hoàn toàn có thể phát triển thành đối tác chiến lược trong tương lai.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-gay-soc-khi-phu-nhan-quan-he-doi-tac-chien-luoc-voi-tho-nhi-ky-post447239.antd