Nga giúp Không quân Syria trở thành lực lượng mạnh nhất khu vực?

Để đối phó với nguy cơ lớn từ Israel cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, chính quyền Syria đang muốn Nga giúp đỡ nâng cao năng lực chiến đấu cho lực lượng hàng không quân sự của mình.

Theo tạp chí Mỹ Military Watch, sau khi xoay chuyển cục diện cuộc chiến với phe nổi dậy, chính quyền Damascus có thể quan tâm nhiều hơn đến lực lượng không quân của mình nhằm đối phó mối đe dọa nghiêm trọng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Theo tạp chí Mỹ Military Watch, sau khi xoay chuyển cục diện cuộc chiến với phe nổi dậy, chính quyền Damascus có thể quan tâm nhiều hơn đến lực lượng không quân của mình nhằm đối phó mối đe dọa nghiêm trọng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Gần đây Không quân Ả Rập Syria (SyAAF) đã nhận được một lô máy bay chiến đấu MiG-29 nâng cấp từ Nga, nhưng phương tiện tác chiến nói trên sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào?

Gần đây Không quân Ả Rập Syria (SyAAF) đã nhận được một lô máy bay chiến đấu MiG-29 nâng cấp từ Nga, nhưng phương tiện tác chiến nói trên sẽ hoạt động hiệu quả như thế nào?

Hiện tại, những phiên bản sửa đổi của MiG-29 là loại tiêm kích đạt hiệu quả cao nhất của SyAAF, tất cả các loại máy bay chiến đấu khác chỉ đơn giản là không có ý nghĩa để xem xét.

Hiện tại, những phiên bản sửa đổi của MiG-29 là loại tiêm kích đạt hiệu quả cao nhất của SyAAF, tất cả các loại máy bay chiến đấu khác chỉ đơn giản là không có ý nghĩa để xem xét.

MiG-25 cực kỳ đắt để duy trì hoạt động, trong khi MiG-23 lỗi thời về mọi phương diện. Sau 10 năm chiến tranh, lực lượng không quân hùng mạnh một thời của Syria còn lại rất ít. Do vậy Damascus quyết định đầu tư vào MiG-29 như phương án tối ưu.

MiG-25 cực kỳ đắt để duy trì hoạt động, trong khi MiG-23 lỗi thời về mọi phương diện. Sau 10 năm chiến tranh, lực lượng không quân hùng mạnh một thời của Syria còn lại rất ít. Do vậy Damascus quyết định đầu tư vào MiG-29 như phương án tối ưu.

Kể từ năm 2019, SyAAF không chỉ bắt đầu mở rộng phi đội MiG-29 với những biến thể tiên tiến hơn, mà còn từng bước hiện đại hóa những thế hệ ban đầu của dòng tiêm kích nhận từ Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ năm 2019, SyAAF không chỉ bắt đầu mở rộng phi đội MiG-29 với những biến thể tiên tiến hơn, mà còn từng bước hiện đại hóa những thế hệ ban đầu của dòng tiêm kích nhận từ Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

MiG-29 Fulcrum được thiết kế để giành ưu thế trước tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon cũng như hạng trung F/A-18 Hornet của Không quân và Hải quân Mỹ.

MiG-29 Fulcrum được thiết kế để giành ưu thế trước tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon cũng như hạng trung F/A-18 Hornet của Không quân và Hải quân Mỹ.

Sau khi thống nhất nước Đức, NATO có cơ hội nghiên cứu kỹ hơn thông qua những cuộc đấu đối kháng, MiG-29 tỏ ra vượt trội tiêm kích phương Tây về đặc tính cơ động, tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 mang lại cho nó lợi thế lớn ở cự ly gần.

Sau khi thống nhất nước Đức, NATO có cơ hội nghiên cứu kỹ hơn thông qua những cuộc đấu đối kháng, MiG-29 tỏ ra vượt trội tiêm kích phương Tây về đặc tính cơ động, tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 mang lại cho nó lợi thế lớn ở cự ly gần.

Vào thời điểm đầu thập niên 1990, Syria có 3 phi đội MiG-29A (30 chiếc), nhưng nếu không được hiện đại hóa thì chúng chẳng thể cạnh tranh trên bầu trời với các máy bay chiến đấu của những nước láng giềng.

Vào thời điểm đầu thập niên 1990, Syria có 3 phi đội MiG-29A (30 chiếc), nhưng nếu không được hiện đại hóa thì chúng chẳng thể cạnh tranh trên bầu trời với các máy bay chiến đấu của những nước láng giềng.

Syria ngày nay phải đối mặt với những mối đe dọa đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, những quốc gia dựa vào F-16C/D/I làm máy bay chiến đấu chính của họ.

Syria ngày nay phải đối mặt với những mối đe dọa đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, những quốc gia dựa vào F-16C/D/I làm máy bay chiến đấu chính của họ.

Không chỉ có vậy, Tel Aviv còn có trong trang bị tiêm kích F-15I hạng nặng và mạnh hơn, phương tiện này đã xâm phạm không phận Syria nhiều lần trong quá khứ. Thậm chí gần đây Israel còn đưa cả chiến đấu cơ tàng hình F-35I vào hoạt động.

Không chỉ có vậy, Tel Aviv còn có trong trang bị tiêm kích F-15I hạng nặng và mạnh hơn, phương tiện này đã xâm phạm không phận Syria nhiều lần trong quá khứ. Thậm chí gần đây Israel còn đưa cả chiến đấu cơ tàng hình F-35I vào hoạt động.

Vào năm 2020, Không quân Syria đã nhận được chiếc MiG-29SMT đầu tiên từ Nga. Đơn đặt hàng ban đầu dự kiến cung cấp phiên bản MiG-29M tiên tiến hơn, nhưng cuộc chiến đã có những điều chỉnh riêng.

Vào năm 2020, Không quân Syria đã nhận được chiếc MiG-29SMT đầu tiên từ Nga. Đơn đặt hàng ban đầu dự kiến cung cấp phiên bản MiG-29M tiên tiến hơn, nhưng cuộc chiến đã có những điều chỉnh riêng.

MiG-29SMT dựa trên khung thân cơ bản của MiG-29A, được sửa đổi để gần giống với các đặc điểm của MiG-29M, nó có radar Zhuk-ME, hệ thống điện tử hàng không mới và màn hình hiển thị đa chức năng trong buồng lái.

MiG-29SMT dựa trên khung thân cơ bản của MiG-29A, được sửa đổi để gần giống với các đặc điểm của MiG-29M, nó có radar Zhuk-ME, hệ thống điện tử hàng không mới và màn hình hiển thị đa chức năng trong buồng lái.

Đồng thời MiG-29SMT chứa nhiều nhiên liệu hơn, do vậy phạm vi bay của nó tăng lên tới 2.100 km. Tầm hoạt động tương đối ngắn của MiG-29A là một nhược điểm nghiêm trọng đã được khắc phục phần nào.

Đồng thời MiG-29SMT chứa nhiều nhiên liệu hơn, do vậy phạm vi bay của nó tăng lên tới 2.100 km. Tầm hoạt động tương đối ngắn của MiG-29A là một nhược điểm nghiêm trọng đã được khắc phục phần nào.

Trọng lượng tăng thêm do lượng nhiên liệu lớn hơn được bù đắp bằng sự xuất hiện của động cơ RD-33 Series 3 có lực đẩy lên tới 81 kN - nhiều hơn so với RD-33 bản cũ. Tuy nhiên khác với MiG-29M, vật liệu composite không được sử dụng trên MiG-29SMT.

Trọng lượng tăng thêm do lượng nhiên liệu lớn hơn được bù đắp bằng sự xuất hiện của động cơ RD-33 Series 3 có lực đẩy lên tới 81 kN - nhiều hơn so với RD-33 bản cũ. Tuy nhiên khác với MiG-29M, vật liệu composite không được sử dụng trên MiG-29SMT.

Vào đầu thập niên 2000, SyAAF bắt đầu hiện đại hóa phi đội MiG-29A của mình. Chúng được nâng cấp để có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung R-77 (tầm bắn lên đến 110 km).

Vào đầu thập niên 2000, SyAAF bắt đầu hiện đại hóa phi đội MiG-29A của mình. Chúng được nâng cấp để có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung R-77 (tầm bắn lên đến 110 km).

Năm 2019, MiG-29A của Không quân Syria đã được nhìn thấy mang theo hệ thống tác chiến điện tử Talisman do Belarus sản xuất. Những thay đổi này giúp MiG-29A phần nào thu hẹp khoảng cách với F-15 và F-16 của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2019, MiG-29A của Không quân Syria đã được nhìn thấy mang theo hệ thống tác chiến điện tử Talisman do Belarus sản xuất. Những thay đổi này giúp MiG-29A phần nào thu hẹp khoảng cách với F-15 và F-16 của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể thấy rõ sự tiến bộ của SyAAF, tuy vậy MiG-29SMT vẫn bị đánh giá là không đủ để mang lại sự yên tâm tuyệt đối. Tuy nhiên Damascus với tư cách là đồng minh của Moskva, họ đã được gợi ý hãy mua MiG-35 - loại chiến đấu cơ đang "ế ẩm".

Có thể thấy rõ sự tiến bộ của SyAAF, tuy vậy MiG-29SMT vẫn bị đánh giá là không đủ để mang lại sự yên tâm tuyệt đối. Tuy nhiên Damascus với tư cách là đồng minh của Moskva, họ đã được gợi ý hãy mua MiG-35 - loại chiến đấu cơ đang "ế ẩm".

Nga khẳng định khi sở hữu MiG-35, SyAAF có thể trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực, vấn đề ở đây là Damascus cần sớm tái thiết nền kinh tế để đủ sức mua máy bay chiến đấu mới.

Nga khẳng định khi sở hữu MiG-35, SyAAF có thể trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực, vấn đề ở đây là Damascus cần sớm tái thiết nền kinh tế để đủ sức mua máy bay chiến đấu mới.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-giup-khong-quan-syria-tro-thanh-luc-luong-manh-nhat-khu-vuc-post461560.antd