Nga 'khoe' tên lửa R-33 trang bị đầu đạn hạt nhân cho tiêm kích MiG-31BM

Sự xuất hiện của tên lửa R-33 mang đầu đạn hạt nhân đã gây sửng sốt cho giới truyền thông quốc tế.

Trong danh mục đầu đạn dành cho tên lửa không đối không R-33 chưa bao giờ liệt kê có loại hạt nhân, bởi vậy thông báo mới đây của Nga gây ra rất nhiều nghi ngờ trong giới chuyên gia quân sự.

Trong danh mục đầu đạn dành cho tên lửa không đối không R-33 chưa bao giờ liệt kê có loại hạt nhân, bởi vậy thông báo mới đây của Nga gây ra rất nhiều nghi ngờ trong giới chuyên gia quân sự.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố bắt đầu giai đoạn thứ ba của cuộc tập trận "lực lượng hạt nhân phi chiến lược", tức là diễn tập thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, giai đoạn đầu tiên đã diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố bắt đầu giai đoạn thứ ba của cuộc tập trận "lực lượng hạt nhân phi chiến lược", tức là diễn tập thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, giai đoạn đầu tiên đã diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Một điểm đáng chú ý của sự kiện đặc biệt này là Quân đội Nga thông báo họ đang "làm việc để trang bị đầu đạn hạt nhân cho vũ khí hàng không", sau đó báo chí Nga liên tục đăng tải hình ảnh tiêm kích MiG-31BM mang tên lửa không đối không R-33.

Một điểm đáng chú ý của sự kiện đặc biệt này là Quân đội Nga thông báo họ đang "làm việc để trang bị đầu đạn hạt nhân cho vũ khí hàng không", sau đó báo chí Nga liên tục đăng tải hình ảnh tiêm kích MiG-31BM mang tên lửa không đối không R-33.

Dễ nhận thấy lưới bảo vệ trải dài trên khu vực MiG-31BM đang đậu, nhằm đề phòng máy bay không người lái Ukraine tấn công, bất chấp cuộc diễn tập tổ chức tại sân bay Bolshoe Savino ở thành phố Perm, cách biên giới với Ukraine 1.500 km.

Dễ nhận thấy lưới bảo vệ trải dài trên khu vực MiG-31BM đang đậu, nhằm đề phòng máy bay không người lái Ukraine tấn công, bất chấp cuộc diễn tập tổ chức tại sân bay Bolshoe Savino ở thành phố Perm, cách biên giới với Ukraine 1.500 km.

Nếu tên lửa R-33 mang đầu đạn hạt nhân thực sự, Nga đã chọn cách khá mạo hiểm để “khoe cơ bắp”, bởi vì Bolshoe Savino là sân bay lưỡng dụng, nơi các máy bay chở khách của hàng không dân dụng liên tục cất hạ cánh.

Nếu tên lửa R-33 mang đầu đạn hạt nhân thực sự, Nga đã chọn cách khá mạo hiểm để “khoe cơ bắp”, bởi vì Bolshoe Savino là sân bay lưỡng dụng, nơi các máy bay chở khách của hàng không dân dụng liên tục cất hạ cánh.

Quân đội Nga đã chọn một tên lửa không đối không được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 để làm công cụ răn đe, bất chấp thực tế không có dữ liệu về phương án lắp đặt đầu đạn hạt nhân trên loại đạn này.

Quân đội Nga đã chọn một tên lửa không đối không được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 để làm công cụ răn đe, bất chấp thực tế không có dữ liệu về phương án lắp đặt đầu đạn hạt nhân trên loại đạn này.

Cụ thể hơn, R-33 là một thành phần trang bị cho MiG-31, đã được sử dụng từ năm 1981 và cho đến thời điểm hiện tại, họ khẳng định rằng nó chỉ có thể sử dụng đầu đạn nổ mạnh thông thường nặng 55 kg, với tổng trọng lượng phóng là 419 kg.

Cụ thể hơn, R-33 là một thành phần trang bị cho MiG-31, đã được sử dụng từ năm 1981 và cho đến thời điểm hiện tại, họ khẳng định rằng nó chỉ có thể sử dụng đầu đạn nổ mạnh thông thường nặng 55 kg, với tổng trọng lượng phóng là 419 kg.

Đồng thời điều thú vị là tầm phóng của tên lửa này, tùy thuộc vào phiên bản sửa đổi, dao động từ 120 đến 160 km, và xác suất bắn trúng mục tiêu bằng một tên lửa được công bố là 65%.

Đồng thời điều thú vị là tầm phóng của tên lửa này, tùy thuộc vào phiên bản sửa đổi, dao động từ 120 đến 160 km, và xác suất bắn trúng mục tiêu bằng một tên lửa được công bố là 65%.

Để tăng xác suất bắn hạ một mục tiêu trên không, phi công cần phóng liên tiếp hai quả R-33 trong thời gian ngắn. Theo cấu hình vũ khí, tiêm kích đánh chặn MiG-31 có thể treo tối đa 6 tên lửa như vậy.

Để tăng xác suất bắn hạ một mục tiêu trên không, phi công cần phóng liên tiếp hai quả R-33 trong thời gian ngắn. Theo cấu hình vũ khí, tiêm kích đánh chặn MiG-31 có thể treo tối đa 6 tên lửa như vậy.

Cho đến nay, chưa có báo cáo công khai nào cho thấy Liên bang Nga đã nghiên cứu hay chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tên lửa không đối không tầm xa .

Cho đến nay, chưa có báo cáo công khai nào cho thấy Liên bang Nga đã nghiên cứu hay chế tạo đầu đạn hạt nhân cho tên lửa không đối không tầm xa .

Bên cạnh đó, ngay cả khi thông báo là sự thật, tên lửa này hoàn toàn lỗi thời, vì loại "đạn đặc biệt" nói trên được thiết kế để bắn trúng các mục tiêu trên không bay theo đội hình dày đặc, điều này khó có thể xảy ra trong điều kiện chiến sự hiện đại.

Bên cạnh đó, ngay cả khi thông báo là sự thật, tên lửa này hoàn toàn lỗi thời, vì loại "đạn đặc biệt" nói trên được thiết kế để bắn trúng các mục tiêu trên không bay theo đội hình dày đặc, điều này khó có thể xảy ra trong điều kiện chiến sự hiện đại.

Chính vì vậy, một mặt báo chí có thể đặt câu hỏi về việc liệu người Nga có "đầu đạn đặc biệt", tức là đầu đạn hạt nhân công suất thấp cho tên lửa không đối không loại R-33 hay không.

Chính vì vậy, một mặt báo chí có thể đặt câu hỏi về việc liệu người Nga có "đầu đạn đặc biệt", tức là đầu đạn hạt nhân công suất thấp cho tên lửa không đối không loại R-33 hay không.

Mặt khác, việc Quân đội Nga cố gắng chứng minh khả năng sử dụng loại vũ khí như vậy cần phải được phương Tây lưu tâm nhằm tránh bị bất ngờ trong tương lai, nếu Moskva quyết tâm chế tạo tên lửa như trên.

Mặt khác, việc Quân đội Nga cố gắng chứng minh khả năng sử dụng loại vũ khí như vậy cần phải được phương Tây lưu tâm nhằm tránh bị bất ngờ trong tương lai, nếu Moskva quyết tâm chế tạo tên lửa như trên.

R-33 rõ ràng là một tên lửa quá lỗi thời, nhưng nếu Nga thực sự trang bị "đầu đạn đặc biệt" cho loại R-37M tối tân thì sẽ gây ra thách thức lớn đối với phương Tây.

R-33 rõ ràng là một tên lửa quá lỗi thời, nhưng nếu Nga thực sự trang bị "đầu đạn đặc biệt" cho loại R-37M tối tân thì sẽ gây ra thách thức lớn đối với phương Tây.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-khoe-ten-lua-r-33-trang-bi-dau-dan-hat-nhan-cho-tiem-kich-mig-31bm-post584900.antd