Nga khôi phục pháo tự hành 'khủng' có khả năng bắn đầu đạn hạt nhân 2S7M Malka
Hệ thống pháo tự hành siêu vượt âm 2S7M Malka thời Liên Xô trang bị năm 1976 với cỡ nòng siêu lớn 203mm, đang được Nga tiếp tục hiện đại hóa, mục tiêu cải thiện tốc độ bắn, độ chính xác và tải trọng đạn.
Hệ thống pháo tự hành hạng nặng siêu vượt âm 2S7M Malka với phiên bản đầu tiên 2S7 Pion duy trì suốt 15 năm, được Liên Xô đưa vào trang bị năm 1976.
Siêu pháo 2S7M Malka nặng 46,5 tấn, dài 10,5m, rộng 3,4m và cao 3m, có nòng và đạn cỡ siêu lớn, tới 203mm, lớn hơn cả siêu pháo Koksan của Triều Tiên vốn có nòng ngoại cỡ 170mm, trong khi hệ thống pháo tiêu chuẩn trên thế giới là 155mm. Tạp chí Mỹ Nationalinterest gọi 2S7M Malka là một trong những khẩu súng "mạnh nhất hành tinh"; lưu ý, với khả năng bắn đạn xuyên bê tông, phát bắn có thể phá hủy cả một tòa nhà được sử dụng như một pháo đài.
Các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống pháo bắt đầu được nhận vào giữa năm 2020, trên cơ sở phiên bản cải tiến 2S7M Malka được thực hiện vào những năm 1980, nhằm cải thiện tốc độ bắn, độ chính xác và tải trọng đạn lớn hơn.
Bản nâng cấp mới nhất cho thấy hộp số, các thiết bị quan sát, máy phát điện, hệ thống liên lạc nội bộ và vô tuyến được thay thế, loại bỏ tất cả các bộ phận do Ukraine sản xuất; đồng thời cải thiện tất cả các tính năng cơ bản của pháo về độ bền khung gầm, khả năng vận hành và mức độ cơ động của xe.
Sau hàng chục năm bị “đắp chiếu” trong kho, các hệ thống pháo Malka được đưa trở lại tuyến đầu cùng với việc tấn trang và hiện đại hóa, vào thời điểm căng thẳng cao độ giữa Nga và NATO cũng như sau khi chi tiêu quốc phòng của Nga bị cắt giảm.
Nationalinterest dẫn nguồn từ tập đoàn Rostec của Nga, nói, sau khi hoàn thành đợt nâng cấp tháng 4/2020, đầu tháng 7/2020, Rostec bắt đầu giao hàng pháo tự hành 2S7M Malka 203mm nâng cấp cho quân đội Nga.
Sau quá trình nâng cấp, Malka đã trải qua một chu kỳ thử nghiệm đầy đủ bao gồm cả thử nghiệm vận hành và bắn, kiểm tra các đặc điểm về khả năng di chuyển, khung gầm, động cơ và độ bền truyền động. Các bài kiểm tra thực địa cũng tập trung vào độ tin cậy của các cơ cấu nạp đạn và điều khiển hỏa lực của bệ cũng như sức mạnh của pháo 2A44.
Pháo Malka có tốc độ bắn chậm hơn, tầm bắn ngắn hơn, chỉ khoảng 50km, so với tầm bắn khoảng 70km đối với hệ thống pháo mới hơn của Nga là Koalitsiya-SV và 100km như các hệ thống Koksan của Hàn Quốc hay Type 05 của Trung Quốc. Bù lại, kích thước siêu lớn của đạn pháo khiến nó trở nên lí tưởng để vô hiệu hóa các mục tiêu kiên cố.
Với quả đạn khủng nặng hơn 100kg, mang theo 17,8kg chất nổ, đủ để để lại một miệng hố rộng 5m. Các loại rocket chủ động tiên tiến hơn với hệ thống dẫn đường bằng laser gần đây đã được tích hợp vào hệ thống pháo, mang lại mức độ chính xác cao hơn.
Đặc biệt, hệ thống Malka cũng có thể bắn các đầu đạn hạt nhân chiến thuật, đây là một khả năng có giá trị cao do Quân đội Nga phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các loại vũ khí này trong trường hợp xảy ra chiến tranh với NATO và bất lợi về quân số mà quân đội Nga phải đối mặt.