La bàn là một trong những phát minh mang tính đột phá của nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu, nó được phát minh trong triều đại nhà Hán giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Được làm bằng đá vôi, một loại quặng sắt có từ tính tự nhiên, la bàn được sử dụng để điều hướng lần đầu tiên vào thời nhà Tống trong khoảng thời gian từ thế kỷ 11 - 12. Sau đó, phát minh này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.
Máy in ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1440 - 1450 là sáng chế tuyệt vời của nhà phát minh người Đức Johannes Gutenberg. Ông là người đầu tiên trong lịch sử tạo ra một quy trình cơ giới hóa để chuyển mực sang giấy. Mực được ông làm từ dầu lanh và bồ hóng.
Nhờ sáng chế của Johannes, tốc độ in sách tăng lên theo cấp số nhân. Điều này cũng giúp việc phổ biến kiến thức trở lên thuận lợi hơn.
Vào ngày 7/3/1876, nhà phát minh người Scotland Alexander Graham Bell ghi danh vào lịch sử là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế điện thoại.
Từ đó cho đến nay, điện thoại dần trở thành phương tiên liên lạc phổ biến nhất của con người và có tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống. Khi nhà phát minh Alexander qua đời ngày 2/8/1922, tất cả các dịch vụ điện thoại ở Mỹ và Canada đã ngừng hoạt động trong một phút để vinh danh ông.
Bóng đèn là phát minh vĩ đại của Thomas Edison. Ông đã "trình làng" sáng chế bóng đèn dây tóc vào năm 1879.
Sáng chế bóng đền của Thomas Edison đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại khi đưa ánh sáng nhân tạo tới hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Nhà khoa học Scotland Alexander Fleming được hàng tỷ người biết đến nhờ tìm ra penicillin - "phương thuốc kỳ diệu" của nhân loại vào năm 1929.
Fleming công bố khám phá của mình vào năm 1929 trên tờ British Journal of Experimental Pathology. Về sau, Penicillin được sản xuất đại trà. Nhờ vậy, hàng triệu bệnh nhân được chữa khỏi bệnh nhờ thuốc kháng sinh
Mời độc giả xem video: Trường đại học phát minh máy trợ thở. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo History)