Nga nói về ý định 'tiến xa hơn' với Triều Tiên

Ngày 22/9, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow mong muốn phát triển hợp tác hơn nữa với Bình Nhưỡng.Theo dõi TGVN trên

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Nga vào tuần trước, các nước đang lo ngại về khả năng hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trong thời gian tới. (Nguồn: Euro News)

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Nga vào tuần trước, các nước đang lo ngại về khả năng hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trong thời gian tới. (Nguồn: Euro News)

Bộ trên khẳng định rằng, Nga “có ý định phát triển hợp tác với Triều Tiên, bao gồm cả việc trao đổi các phái đoàn cấp cao”.

Nga-Triều Tiên tăng cường hợp tác quốc phòng hậu Thượng đỉnh, Mỹ-Hàn Quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Nga-Triều Tiên tăng cường hợp tác quốc phòng hậu Thượng đỉnh, Mỹ-Hàn Quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tuần trước, ngoại trưởng hai bên đã đồng ý gặp nhau trong thời gian tới và các cuộc tiếp xúc cấp cao có thể diễn ra vào tháng 10.

Trước đó cùng ngày, theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trong cuộc họp chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã nêu các bước đi tiếp theo sau chuyến thăm Nga vừa qua.

Hôm 20/9, ông Kim Jong Un đã thông báo Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng nước này về chuyến đi tới Moscow và những người tham gia nghiên cứu cách thức thực hiện “một cách thực tế và toàn diện” kết quả chuyến thăm, cũng như các biện pháp dài hạn “mang tính xây dựng” để phát triển quan hệ với Nga.

Nguồn tin trên cho biết: “Ông Kim Jong Un đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường tiếp xúc và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước nhằm mở rộng và phát triển hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực”.

Đặc biệt, chuyến thăm Nga của ông Kim Jong Un được cho là đã đưa mối quan hệ song phương “lên một tầm chiến lược mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới và mang lại sự thay đổi căn bản về tình hình địa chính trị thế giới”.

Hạnh Lê/Báo Thế giới và Việt Nam

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nga-noi-ve-y-dinh-tien-xa-hon-voi-trieu-tien-post489189.html