Nga rất 'tỉnh đòn', không sập bẫy giữa chiến sự Azerbaijan và Armenia: Né hạ tuyệt vời
Chuyên gia về Nga của Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo sư Salih Yılmaz, đã chia sẻ với các độc giả của mình trên trang Fikir Turu về lý do tại sao mối quan hệ của Nga đối với Armenia lại thay đổi.
Cụ thể, ông lưu ý rằng, giữa lúc chiến sự Azerbaijan và Armenia đang hết sức căng thẳng, thì Moscow lần đầu tiên, kể từ năm 1988, đã không còn mạnh mẽ ủng hộ chính sách của Armenia đối với Nagorny Karabakh và tuyên bố về sự trung lập của mình trong cuộc xung đột vũ trang giữa Azerbaijan và Armenia.
Những lý do chính dẫn tới các thay đổi này, theo ý kiến của chuyên gia, là do chính phủ Armenia quyết định trở thành pháo đài của phương Tây ở Kavkaz, trong khi đó Azerbaijan thực hiện một chính sách cân bằng hơn.
"Có thể, Baku là đối thủ cạnh tranh của Moscow trên thị trường dầu mỏ và khí thiên nhiên, nhưng họ giữ cân bằng khi mua vũ khí của Nga bằng những doanh thu từ hoạt động dầu khí. Hiện nay 70% vũ khí mà Quân đội Azerbaijan đang sử dụng là do Nga chế tạo", ông Yılmaz lưu ý.
Mặt khác, Erevan, bất chấp việc mình là thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể, ngày càng thúc đẩy những mối quan hệ thân thiết với Mỹ, đặc biệt sau khi thủ tướng Nikol Pashinyan lên nằm quyền vào năm 2018.
Người Nga đã nhận thấy những tổ chức phi chính phủ do Mỹ đài thọ, đóng vai trò lớn trong các phong trào cách mạng, tích cực hoạt động tại nước cộng hòa Nam Kavkaz này.
Nhân sự Đại sứ quán Mỹ tại Erevan tăng lên thành 2 nghìn người, bắt đầu hoạt động hợp tác với NATO trong nhiều lĩnh vực.
Ở trong nước, các doanh nghiệp và nhà hoạt động chính trị làm ăn với Nga đã bị bắt giữ, ngoài ra, cuộc điều tra chống lại Công ty Gazprom của Nga cũng được đã triển khai theo khởi xướng của Mỹ.
Những biện pháp nhằm giảm bớt vai trò của tiếng Nga đã được áp dụng, các kênh truyền hình Nga bị tẩy chay khỏi không gian thông tin địa phương.
Một vài bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Pashinyan, thậm chí còn đưa ra vấn đề đóng cửa căn cứ quân sự của Nga tại Gyumri.
Trên trường quốc tế, Erevan cũng gây ra nhiều vấn đề cho Moscow. Nga không thể mời Azerbaijan vào Liên minh kinh tế Á-Âu vì lý do Armenia phản đối.
Cũng vì lý do này, Pakistan, quốc gia không thừa nhận nước cộng hòa vì vấn đề Nagorno-Karabakh, đã không thể tiếp nhận danh vị quan sát viên trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể. Vào thời điểm hiện nay, theo ông Salih Yılmaz, Armenia là vấn đề đối với Nga.
Theo ý kiến của chuyên gia này, Erevan muốn kéo Điện Kremlin vào cuộc xung đột hiện nay, nhưng "Moscow đã không rơi vào cái bẫy của Pashinyan".
Liên quan tới sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn đàm phán về tiến trình hòa giải tại Karabakh, thì không ai muốn nhìn thấy đại diện của nước này.
Nhưng quan điểm này hiện giờ không phải của Nga, mà là của Armenia, cũng như, có thể là của những cường quốc phương Tây đứng đằng sau hậu thuẫn Erevan.