Nga thất bại trong việc lấy lại tàu con thoi Buran từ Kazakhstan

Nga đang nỗ lực đàm phán với Kazakhstan nhằm 'hồi hương' tàu con thoi Buran để phục vụ chương trình chinh phục vũ trụ, tuy vậy nỗ lực của Moskva đã gặp trở ngại lớn.

Hiện tại 2 nguyên mẫu còn sót lại của chương trình tàu con thoi Buran do Liên Xô chế tạo là chiếc OK-1K2 Ptichka và OK-MT, chúng được lưu giữ trong tòa nhà MKZ tại sân bay vũ trụ Baikonur trên đất Kazakhstan.

Hiện tại 2 nguyên mẫu còn sót lại của chương trình tàu con thoi Buran do Liên Xô chế tạo là chiếc OK-1K2 Ptichka và OK-MT, chúng được lưu giữ trong tòa nhà MKZ tại sân bay vũ trụ Baikonur trên đất Kazakhstan.

Tình trạng kỹ thuật của những chiếc tàu con thoi lớp Buran này đang ngày càng xuống cấp nặng nề do không được bảo quản đúng cách, điều này gây xót xa cho không ít người.

Tình trạng kỹ thuật của những chiếc tàu con thoi lớp Buran này đang ngày càng xuống cấp nặng nề do không được bảo quản đúng cách, điều này gây xót xa cho không ít người.

Trước tình hình trên, đã có nhiều đề xuất rằng nước Nga hãy đàm phán với Kazakhstan để mang những nguyên mẫu tàu con thoi này về để nhớ lại thời hoàng kim Liên Xô.

Trước tình hình trên, đã có nhiều đề xuất rằng nước Nga hãy đàm phán với Kazakhstan để mang những nguyên mẫu tàu con thoi này về để nhớ lại thời hoàng kim Liên Xô.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chi tiết những nguyên mẫu nói trên còn giúp ích khá nhiều cho Moskva nếu họ có ý định chế tạo sản phẩm tương tự phục vụ các chương trình chinh phục không gian trong tương lai của mình.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chi tiết những nguyên mẫu nói trên còn giúp ích khá nhiều cho Moskva nếu họ có ý định chế tạo sản phẩm tương tự phục vụ các chương trình chinh phục không gian trong tương lai của mình.

Đề xuất trên càng trở nên cấp thiết hơn khi chiếc tàu con thoi Buran thực sự đã thực hiện chuyến bay lên không gian mang ký hiệu OK-1K1 bị phá hủy vào năm 2002, khi một phần mái hangar nơi đang cất trữ con tàu bị đổ sập sau một trận bão lớn.

Đề xuất trên càng trở nên cấp thiết hơn khi chiếc tàu con thoi Buran thực sự đã thực hiện chuyến bay lên không gian mang ký hiệu OK-1K1 bị phá hủy vào năm 2002, khi một phần mái hangar nơi đang cất trữ con tàu bị đổ sập sau một trận bão lớn.

Tuy nhiên nỗ lực của Nga đang gặp trở ngại lớn khi các tàu con thoi Buran đang thuộc sở hữu tư nhân và không thuộc về nhà nước. Điều này đã được ông Dauren Musa - Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư nhân Baikonur Rocket và Space Company cho biết.

Tuy nhiên nỗ lực của Nga đang gặp trở ngại lớn khi các tàu con thoi Buran đang thuộc sở hữu tư nhân và không thuộc về nhà nước. Điều này đã được ông Dauren Musa - Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư nhân Baikonur Rocket và Space Company cho biết.

Doanh nhân người Kazakhstan - người sở hữu chiếc Buran và mô hình thử nghiệm của nó nói rằng ông không đồng ý bàn giao tàu con thoi cho phía Nga, bởi vì công ty của ông sở hữu nó.

Doanh nhân người Kazakhstan - người sở hữu chiếc Buran và mô hình thử nghiệm của nó nói rằng ông không đồng ý bàn giao tàu con thoi cho phía Nga, bởi vì công ty của ông sở hữu nó.

Các nỗ lực của chính quyền Kazakhstan để chuyển tàu con thoi sang quyền sở hữu nhà nước đã không thành công, khi tòa án xác nhận tính hợp pháp của phương tiện chinh phục không gia ra đời từ thời Liên Xô thuộc sở hữu tư nhân.

Các nỗ lực của chính quyền Kazakhstan để chuyển tàu con thoi sang quyền sở hữu nhà nước đã không thành công, khi tòa án xác nhận tính hợp pháp của phương tiện chinh phục không gia ra đời từ thời Liên Xô thuộc sở hữu tư nhân.

Ông Musa đã viết trên trang Facebook của mình rằng tổ chức phi chính phủ Nga "Molniya" muốn đưa chiếc Buran "hồi hương" để sử dụng công nghệ của nó trong việc phát triển phương tiện khám phá không gian có người lái, nhưng ông không có ý định từ bỏ tàu con thoi.

Ông Musa đã viết trên trang Facebook của mình rằng tổ chức phi chính phủ Nga "Molniya" muốn đưa chiếc Buran "hồi hương" để sử dụng công nghệ của nó trong việc phát triển phương tiện khám phá không gian có người lái, nhưng ông không có ý định từ bỏ tàu con thoi.

"Họ không muốn đưa chúng đến bảo tàng mà đến phòng thí nghiệm của tổ chức phi chính phủ Molniya nhằm nghiên cứu để tạo ra phương tiện tương tự. Họ muốn lấy nó, nhưng ai sẽ đưa nó cho họ?", ông Musa nói rõ.

"Họ không muốn đưa chúng đến bảo tàng mà đến phòng thí nghiệm của tổ chức phi chính phủ Molniya nhằm nghiên cứu để tạo ra phương tiện tương tự. Họ muốn lấy nó, nhưng ai sẽ đưa nó cho họ?", ông Musa nói rõ.

Trước đó có thông tin cho rằng đại diện của "Molniya" đã đến thăm sân bay vũ trụ Baikonur, nơi họ kiểm tra tình trạng của tàu con thoi Buran" cũng như mô hình thử nghiệm của nó. Sau đó, xuất hiện thông tin tổ chức này có ý định đưa tàu Buran đến Nga.

Trước đó có thông tin cho rằng đại diện của "Molniya" đã đến thăm sân bay vũ trụ Baikonur, nơi họ kiểm tra tình trạng của tàu con thoi Buran" cũng như mô hình thử nghiệm của nó. Sau đó, xuất hiện thông tin tổ chức này có ý định đưa tàu Buran đến Nga.

Ngoài ra người đứng đầu Tập đoàn Roscosmos - ông Dmitry Rogozin đã yêu cầu doanh nhân Musa phải chịu trách nhiệm về tình trạng xuống cấp của tàu con thoi đang được lưu giữ tại Baikonur, vì ông ta không đảm bảo các điều kiện để bảo quản chiếc Buran.

Ngoài ra người đứng đầu Tập đoàn Roscosmos - ông Dmitry Rogozin đã yêu cầu doanh nhân Musa phải chịu trách nhiệm về tình trạng xuống cấp của tàu con thoi đang được lưu giữ tại Baikonur, vì ông ta không đảm bảo các điều kiện để bảo quản chiếc Buran.

Theo ông Dmitry Rogozin, các chuyên gia Nga đã đánh giá tình trạng kỹ thuật của tàu con thoi và không có ý định đưa nó ra ngoài khi chưa được phép của nhà chức trách Kazakhstan.

Theo ông Dmitry Rogozin, các chuyên gia Nga đã đánh giá tình trạng kỹ thuật của tàu con thoi và không có ý định đưa nó ra ngoài khi chưa được phép của nhà chức trách Kazakhstan.

Nếu vẫn giữ ý định đưa tàu con thoi Buran trở về Nga, có lẽ tổ chức Molniya và giới chức Nga nên làm việc trực tiếp với doanh nhân Musa để đàm phán thay vì gây áp lực qua chính phủ Kazakhstan như hiện nay.

Nếu vẫn giữ ý định đưa tàu con thoi Buran trở về Nga, có lẽ tổ chức Molniya và giới chức Nga nên làm việc trực tiếp với doanh nhân Musa để đàm phán thay vì gây áp lực qua chính phủ Kazakhstan như hiện nay.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-that-bai-trong-viec-lay-lai-tau-con-thoi-buran-tu-kazakhstan-post479870.antd