Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ

Tạp chí lịch sử quân sự Military Watch của Mỹ đã đăng một bài báo nêu bật cách thức Nga có thể đáp trả việc Lầu Năm Góc sử dụng vũ khí bí mật.

Vũ khí bí mật được đề cập đến là máy bay vũ trụ không người lái Boeing X-37 của Mỹ, phương tiện này thực hiện chuyến bay đầu tiên ra khỏi bầu khí quyển vào năm 2010.

Vũ khí bí mật được đề cập đến là máy bay vũ trụ không người lái Boeing X-37 của Mỹ, phương tiện này thực hiện chuyến bay đầu tiên ra khỏi bầu khí quyển vào năm 2010.

Truyền thông Mỹ lưu ý, hiện chiếc X-37B đã thực hiện thành công tổng cộng 6 lần tiến vào vũ trụ - điều mà Quân đội Mỹ vô cùng tự hào. Mục đích của chuyến bay được bảo mật một cách vô cùng nghiêm ngặt.

Truyền thông Mỹ lưu ý, hiện chiếc X-37B đã thực hiện thành công tổng cộng 6 lần tiến vào vũ trụ - điều mà Quân đội Mỹ vô cùng tự hào. Mục đích của chuyến bay được bảo mật một cách vô cùng nghiêm ngặt.

Nhưng chuyên gia của tạp chí Military Watch nhắc nhở, các nhà khoa học Liên Xô là một trong những người đi đầu về thiết kế máy bay vũ trụ, chiếc Buran mà họ tạo ra là phương tiện đầu tiên có khả năng như vậy.

Nhưng chuyên gia của tạp chí Military Watch nhắc nhở, các nhà khoa học Liên Xô là một trong những người đi đầu về thiết kế máy bay vũ trụ, chiếc Buran mà họ tạo ra là phương tiện đầu tiên có khả năng như vậy.

Tuy nhiên tình hình chính trị trở nên bất lợi vào cuối những năm 1980 đã buộc Liên Xô ra quyết định đình chỉ dự án và bản thân chương trình không gian cũng bị cắt giảm.

Tuy nhiên tình hình chính trị trở nên bất lợi vào cuối những năm 1980 đã buộc Liên Xô ra quyết định đình chỉ dự án và bản thân chương trình không gian cũng bị cắt giảm.

Theo đánh giá, chính Buran là máy bay không người lái đầu tiên có khả năng tự động quay trở lại từ không gian và X-37B của Mỹ chỉ là chiếc thứ hai. Tuy nhiên ngày nay, phương tiện trên có thể mang lại lợi thế cho Washington trong một cuộc xung đột có thể xảy ra.

Theo đánh giá, chính Buran là máy bay không người lái đầu tiên có khả năng tự động quay trở lại từ không gian và X-37B của Mỹ chỉ là chiếc thứ hai. Tuy nhiên ngày nay, phương tiện trên có thể mang lại lợi thế cho Washington trong một cuộc xung đột có thể xảy ra.

Ông Novikov - Tổng giám đốc tổ hợp Almaz-Antey tin rằng những chiếc máy bay như vậy có khả năng mang vũ khí hạt nhân, đó là một mối nguy hiểm không nghi ngờ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng vô hiệu hóa vệ tinh của kẻ thù tiềm tàng.

Ông Novikov - Tổng giám đốc tổ hợp Almaz-Antey tin rằng những chiếc máy bay như vậy có khả năng mang vũ khí hạt nhân, đó là một mối nguy hiểm không nghi ngờ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng vô hiệu hóa vệ tinh của kẻ thù tiềm tàng.

Đến năm 2025, Mỹ đã lên kế hoạch sản xuất 8 máy bay không người lái X-37B. Để phòng thủ trước một cuộc tấn công từ bên ngoài không gian, Moskva đã đầu tư khá nhiều vào quốc phòng ngay cả trong thời kỳ Xô Viết.

Đến năm 2025, Mỹ đã lên kế hoạch sản xuất 8 máy bay không người lái X-37B. Để phòng thủ trước một cuộc tấn công từ bên ngoài không gian, Moskva đã đầu tư khá nhiều vào quốc phòng ngay cả trong thời kỳ Xô Viết.

Đầu tiên là việc tiêm kích đánh chặn MiG-25 được tạo ra, nó có khả năng hoạt động trong không gian gần, ở độ cao hơn 35 km. Người kế nhiệm của nó - MiG-31, không chỉ có thể vươn tới tầng bình lưu mà còn bắn hạ được tất cả các loại vũ khí ở độ cao này.

Đầu tiên là việc tiêm kích đánh chặn MiG-25 được tạo ra, nó có khả năng hoạt động trong không gian gần, ở độ cao hơn 35 km. Người kế nhiệm của nó - MiG-31, không chỉ có thể vươn tới tầng bình lưu mà còn bắn hạ được tất cả các loại vũ khí ở độ cao này.

Ngày nay, Nga chủ yếu dựa vào MiG-31 hiện đại hóa, sử dụng cả công nghệ mới và những thứ vay mượn từ MiG-31M - một nguyên mẫu rất hứa hẹn đã bị loại bỏ. Tất cả những điều này khiến chúng trở thành mối đe dọa đối với X-37B của Mỹ.

Ngày nay, Nga chủ yếu dựa vào MiG-31 hiện đại hóa, sử dụng cả công nghệ mới và những thứ vay mượn từ MiG-31M - một nguyên mẫu rất hứa hẹn đã bị loại bỏ. Tất cả những điều này khiến chúng trở thành mối đe dọa đối với X-37B của Mỹ.

Quay trở lại năm 2018, MiG-31 đã đạt được khả năng mang tên lửa lớn mới đủ sức vô hiệu hóa mục tiêu trong không gian. Hơn nữa, các nhà thiết kế Nga còn đang phát triển máy bay đánh chặn thế hệ mới để thay thế MiG-31.

Quay trở lại năm 2018, MiG-31 đã đạt được khả năng mang tên lửa lớn mới đủ sức vô hiệu hóa mục tiêu trong không gian. Hơn nữa, các nhà thiết kế Nga còn đang phát triển máy bay đánh chặn thế hệ mới để thay thế MiG-31.

Phương tiện tác chiến mới giữ vai trò thay thế MiG-31 chính là chiếc MiG-41, theo các chuyên gia Mỹ, nó sẽ được Nga sử dụng trong những cuộc chiến tranh không gian có thể xảy ra.

Phương tiện tác chiến mới giữ vai trò thay thế MiG-31 chính là chiếc MiG-41, theo các chuyên gia Mỹ, nó sẽ được Nga sử dụng trong những cuộc chiến tranh không gian có thể xảy ra.

Các nhà thiết kế công nghệ vũ trụ Nga còn đi xa hơn thông qua hệ thống phòng không siêu thanh S-500 đang được phát triển, nó có tầm bay xa hơn và cung cấp một giải pháp thay thế cho phương tiện đánh chặn máy bay không gian đắt tiền.

Các nhà thiết kế công nghệ vũ trụ Nga còn đi xa hơn thông qua hệ thống phòng không siêu thanh S-500 đang được phát triển, nó có tầm bay xa hơn và cung cấp một giải pháp thay thế cho phương tiện đánh chặn máy bay không gian đắt tiền.

Bên cạnh đó là các tổ hợp tên lửa phòng thủ thế hệ cũ được trang bị đầu đạn hạt nhân như A-135 Amur hay A-235 Nudol, chúng hoàn toàn đủ sức đánh chặn một cuộc tấn công từ khoảng không vũ trụ.

Bên cạnh đó là các tổ hợp tên lửa phòng thủ thế hệ cũ được trang bị đầu đạn hạt nhân như A-135 Amur hay A-235 Nudol, chúng hoàn toàn đủ sức đánh chặn một cuộc tấn công từ khoảng không vũ trụ.

Tất cả những điều này cho thấy việc quân sự hóa vũ trụ chưa chắc đã mang lại lợi thế tuyệt đối cho Mỹ, các chuyên gia của tạp chí Military Watch kết luận.

Tất cả những điều này cho thấy việc quân sự hóa vũ trụ chưa chắc đã mang lại lợi thế tuyệt đối cho Mỹ, các chuyên gia của tạp chí Military Watch kết luận.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-nga-tu-lau-da-san-sang-dap-tra-vu-khi-khong-gian-bi-mat-cua-my-post467829.antd