Nga tuyên bố chỉ cần số lượng nhỏ Su-57 cũng đủ răn đe NATO

Nga không cần phải chế tạo quá nhiều máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, chỉ cần một số lượng ít, sử dụng như một 'lính bắn tỉa trên không', bay cao và nhanh để hạ gục radar của đối phương và hỗ trợ máy bay không tàng hình, sử dụng tên lửa tầm xa.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu trước công chúng cách đây 10 năm, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Nga Su-57 đã tạm dừng thử nghiệm, bước vào giai đoạn sản xuất loạt và trang bị cho các đơn vị chiến đấu vào tháng 12/2020.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu trước công chúng cách đây 10 năm, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Nga Su-57 đã tạm dừng thử nghiệm, bước vào giai đoạn sản xuất loạt và trang bị cho các đơn vị chiến đấu vào tháng 12/2020.

Nhưng vẫn chưa thể biết chính xác có bao nhiêu chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được đưa vào biên chế. Nhưng theo các chuyên gia quân sự, Su-57 có thể chỉ được mua với số lượng nhỏ, và được sử dụng như “lính bắn tỉa trên không”, bay cao và nhanh để phá hủy radar của địch và hỗ trợ máy bay không tàng hình, sử dụng tên lửa tầm xa tiêu diệt mục tiêu.

Nhưng vẫn chưa thể biết chính xác có bao nhiêu chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được đưa vào biên chế. Nhưng theo các chuyên gia quân sự, Su-57 có thể chỉ được mua với số lượng nhỏ, và được sử dụng như “lính bắn tỉa trên không”, bay cao và nhanh để phá hủy radar của địch và hỗ trợ máy bay không tàng hình, sử dụng tên lửa tầm xa tiêu diệt mục tiêu.

Thiết kế và các tùy chọn vũ khí rõ ràng của Su-57, dường như đã thể hiện được vai trò thích hợp này; nhằm khai thác các lỗ hổng nghiêm trọng trong lực lượng Không quân Mỹ và đồng minh. Đồng thời san bằng sân chơi không quân lần đầu tiên, trong một thế hệ.

Thiết kế và các tùy chọn vũ khí rõ ràng của Su-57, dường như đã thể hiện được vai trò thích hợp này; nhằm khai thác các lỗ hổng nghiêm trọng trong lực lượng Không quân Mỹ và đồng minh. Đồng thời san bằng sân chơi không quân lần đầu tiên, trong một thế hệ.

Ngay từ cuộc Triển lãm hàng không MAKS 2013, một số máy bay thử nghiệm Su-57 đã thấy được trang bị các tên lửa, có thể lắp vào khoang chứa vũ khí rất rộng của Su-57, hoặc dưới cánh và thân của nó.

Ngay từ cuộc Triển lãm hàng không MAKS 2013, một số máy bay thử nghiệm Su-57 đã thấy được trang bị các tên lửa, có thể lắp vào khoang chứa vũ khí rất rộng của Su-57, hoặc dưới cánh và thân của nó.

Và chỉ cần một số ít Su-57, đã có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến đấu. Khi quan sát các tên lửa được trưng bày tại các kỳ MAKS, các chuyên gia kết luận rằng, Su-57 có thể được trang bị hai vũ khí chính, đó là một phiên bản của tên lửa chống radar Kh-58UShE và tên lửa không đối không RVV-BD.

Và chỉ cần một số ít Su-57, đã có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến đấu. Khi quan sát các tên lửa được trưng bày tại các kỳ MAKS, các chuyên gia kết luận rằng, Su-57 có thể được trang bị hai vũ khí chính, đó là một phiên bản của tên lửa chống radar Kh-58UShE và tên lửa không đối không RVV-BD.

Cả hai loại vũ khí trên đều dài gần 4,5 mét, Kh-58UShE và RVV-BD có thể bắn trúng mục tiêu cách xa đến 120 km hoặc xa hơn. Kh-58UShE hoạt động dựa trên nguyên lý bám vào cánh sóng radar của đối phương; RVV-BD dùng để tiêu diệt các máy bay chiến đấu khác.

Cả hai loại vũ khí trên đều dài gần 4,5 mét, Kh-58UShE và RVV-BD có thể bắn trúng mục tiêu cách xa đến 120 km hoặc xa hơn. Kh-58UShE hoạt động dựa trên nguyên lý bám vào cánh sóng radar của đối phương; RVV-BD dùng để tiêu diệt các máy bay chiến đấu khác.

Tên lửa chống radar AGM-88 và tên lửa không đối không AIM-120 là những vũ khí tương tự của Mỹ. Cả hai đều ngắn hơn cả mét và nhẹ hơn đến 50 kg so với các vũ khí của Nga. Đồng thời những vũ khí của Mỹ, cũng phản ánh một triết lý tác chiến đường không cụ thể của Mỹ.

Tên lửa chống radar AGM-88 và tên lửa không đối không AIM-120 là những vũ khí tương tự của Mỹ. Cả hai đều ngắn hơn cả mét và nhẹ hơn đến 50 kg so với các vũ khí của Nga. Đồng thời những vũ khí của Mỹ, cũng phản ánh một triết lý tác chiến đường không cụ thể của Mỹ.

Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ bao gồm máy bay ném bom B-2, F-22 và F-35 mang vũ khí tương đối nhỏ, nhẹ với tầm hoạt động ngắn hơn vũ khí trang bị trên máy bay tàng hình của Nga.

Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ bao gồm máy bay ném bom B-2, F-22 và F-35 mang vũ khí tương đối nhỏ, nhẹ với tầm hoạt động ngắn hơn vũ khí trang bị trên máy bay tàng hình của Nga.

Ví dụ vũ khí chính của máy bay ném bom tàng hình B-2 là bom trọng lực dẫn đường bằng vệ tinh nặng 900 kg. Để tấn công các mục tiêu mặt đất, F-22 và F-35 dựa vào một quả bom dẫn đường có cánh, nặng 225 kg, có thể bay tới 60 dặm trong điều kiện tối ưu.

Ví dụ vũ khí chính của máy bay ném bom tàng hình B-2 là bom trọng lực dẫn đường bằng vệ tinh nặng 900 kg. Để tấn công các mục tiêu mặt đất, F-22 và F-35 dựa vào một quả bom dẫn đường có cánh, nặng 225 kg, có thể bay tới 60 dặm trong điều kiện tối ưu.

Và tên lửa không đối không AIM-120 của F-22 và F-35, có chiều dài 3,6 mét, có tầm bắn có lẽ chỉ 80 km hoặc xa hơn một chút. Đáng chú ý, không có máy bay chiến đấu phản lực tàng hình nào của Mỹ, có thể mang tên lửa chống radar như Su-57.

Và tên lửa không đối không AIM-120 của F-22 và F-35, có chiều dài 3,6 mét, có tầm bắn có lẽ chỉ 80 km hoặc xa hơn một chút. Đáng chú ý, không có máy bay chiến đấu phản lực tàng hình nào của Mỹ, có thể mang tên lửa chống radar như Su-57.

Sự khác biệt trong việc trang bị vũ khí cho thấy, quan điểm của Mỹ và Nga đối lập nhau về mục đích sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình. Nếu Nga lấy mục tiêu các đài radar (cả trên không và mặt đất) của đối phương và máy bay chiến đấu của đối phương làm mục tiêu chính, thì máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ chỉ có ½ mục tiêu như của Nga.

Sự khác biệt trong việc trang bị vũ khí cho thấy, quan điểm của Mỹ và Nga đối lập nhau về mục đích sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình. Nếu Nga lấy mục tiêu các đài radar (cả trên không và mặt đất) của đối phương và máy bay chiến đấu của đối phương làm mục tiêu chính, thì máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ chỉ có ½ mục tiêu như của Nga.

Ngoại trừ máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể bay vài nghìn km bằng nhiên liệu có sẵn trong máy bay; nhưng F-22 và F-35 có số lượng nhiên liệu khiêm tốn, buộc chúng phải thường xuyên tiếp nhiên liệu từ các máy bay tiếp dầu trên không; mà đây là mục tiêu dễ bị tiêu diệt từ xa.

Ngoại trừ máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể bay vài nghìn km bằng nhiên liệu có sẵn trong máy bay; nhưng F-22 và F-35 có số lượng nhiên liệu khiêm tốn, buộc chúng phải thường xuyên tiếp nhiên liệu từ các máy bay tiếp dầu trên không; mà đây là mục tiêu dễ bị tiêu diệt từ xa.

Su-57 rõ ràng đang được thiết kế để tấn công hệ thống phòng thủ theo một đường thẳng, dựa vào khả năng tàng hình, độ cao, tốc độ siêu thanh và tầm hoạt động xa để nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến của đối phương, mà không cần tới sự trợ giúp của các máy bay tiếp dầu trên không.

Su-57 rõ ràng đang được thiết kế để tấn công hệ thống phòng thủ theo một đường thẳng, dựa vào khả năng tàng hình, độ cao, tốc độ siêu thanh và tầm hoạt động xa để nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến của đối phương, mà không cần tới sự trợ giúp của các máy bay tiếp dầu trên không.

Các mục tiêu ưa thích của Su-57 có thể bao gồm máy bay do thám, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS/ AEW & C), máy bay tiếp dầu và radar trên mặt đất; tất cả những mục tiêu quan trọng này, đều là loại đắt tiền, cao cấp, hỗ trợ công nghệ trong bất kỳ chiến dịch không quân nào do Mỹ dẫn đầu.

Các mục tiêu ưa thích của Su-57 có thể bao gồm máy bay do thám, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS/ AEW & C), máy bay tiếp dầu và radar trên mặt đất; tất cả những mục tiêu quan trọng này, đều là loại đắt tiền, cao cấp, hỗ trợ công nghệ trong bất kỳ chiến dịch không quân nào do Mỹ dẫn đầu.

Đó là một chiến thuật hợp lý, điều này đã được thử nghiệm trong một cuộc chiến mô phỏng từ năm 2008, do tổ chức tư vấn RAND của Không quân Mỹ tài trợ, đã so sánh máy bay F-22 của Mỹ với các máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc, trong một trận không chiến giả định ở Đài Loan.

Đó là một chiến thuật hợp lý, điều này đã được thử nghiệm trong một cuộc chiến mô phỏng từ năm 2008, do tổ chức tư vấn RAND của Không quân Mỹ tài trợ, đã so sánh máy bay F-22 của Mỹ với các máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc, trong một trận không chiến giả định ở Đài Loan.

Sau khi Trung Quốc bắn phá các sân bay Mỹ bằng tên lửa đạn đạo, lúc này chỉ có 6 chiếc F-22, sẵn sàng chiến đấu với 72 máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc. Được hỗ trợ bởi các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm phía sau, các máy bay F-22 đã áp sát và bắn hạ 48 chiếc Su-27.

Sau khi Trung Quốc bắn phá các sân bay Mỹ bằng tên lửa đạn đạo, lúc này chỉ có 6 chiếc F-22, sẵn sàng chiến đấu với 72 máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc. Được hỗ trợ bởi các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm phía sau, các máy bay F-22 đã áp sát và bắn hạ 48 chiếc Su-27.

Nhưng số máy bay còn lại của Trung Quốc đã vượt qua bức tường F-22 và tiêu diệt 6 máy bay tiếp dầu, 2 AWACS, 4 máy bay tuần tra P-3 và 2 máy bay do thám Global Hawk; làm tê liệt hiệu quả chiến đấu của những chiếc F-22.

Nhưng số máy bay còn lại của Trung Quốc đã vượt qua bức tường F-22 và tiêu diệt 6 máy bay tiếp dầu, 2 AWACS, 4 máy bay tuần tra P-3 và 2 máy bay do thám Global Hawk; làm tê liệt hiệu quả chiến đấu của những chiếc F-22.

Khi không có máy bay tiếp nhiên liệu, những chiếc F-22 đã bị rơi vì thiếu nhiên liệu, mặc dù vẫn sống sót sau đợt không chiến 1 chọi 10 với Su-27 của Trung Quốc; đồng thời F-22 mất lợi thế về chỉ huy trên không, vì lúc này những chiếc AWACS đã bị tiêu diệt.

Khi không có máy bay tiếp nhiên liệu, những chiếc F-22 đã bị rơi vì thiếu nhiên liệu, mặc dù vẫn sống sót sau đợt không chiến 1 chọi 10 với Su-27 của Trung Quốc; đồng thời F-22 mất lợi thế về chỉ huy trên không, vì lúc này những chiếc AWACS đã bị tiêu diệt.

Nếu những chiếc Su-27 cũ sử dụng vũ khí cũ hơn có thể làm được điều đó, thì những chiếc Su-57 và cả J-20 mới hơn và tốt hơn, với tên lửa tầm xa hơn, có thể gây ra tổn thất thậm chí còn tàn khốc hơn với số thương vong ít hơn.

Nếu những chiếc Su-27 cũ sử dụng vũ khí cũ hơn có thể làm được điều đó, thì những chiếc Su-57 và cả J-20 mới hơn và tốt hơn, với tên lửa tầm xa hơn, có thể gây ra tổn thất thậm chí còn tàn khốc hơn với số thương vong ít hơn.

Với phương pháp này, sẽ không cần nhiều máy bay chiến đấu tàng hình mới như Su-57 của Nga để tạo ra sự khác biệt lớn trong bất kỳ cuộc chiến không quân nào trong tương lai.

Với phương pháp này, sẽ không cần nhiều máy bay chiến đấu tàng hình mới như Su-57 của Nga để tạo ra sự khác biệt lớn trong bất kỳ cuộc chiến không quân nào trong tương lai.

Vì vậy, các chuyên gia quân sự dự đoán rằng, Su-57 sẽ không sớm được chế tạo với số lượng lớn là điều dễ hoàn toàn dễ hiểu. Với hiệu suất và vũ khí mạnh mẽ, máy bay chiến đấu mới của Nga có thể lật ngược cán cân quyền lực trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vì vậy, các chuyên gia quân sự dự đoán rằng, Su-57 sẽ không sớm được chế tạo với số lượng lớn là điều dễ hoàn toàn dễ hiểu. Với hiệu suất và vũ khí mạnh mẽ, máy bay chiến đấu mới của Nga có thể lật ngược cán cân quyền lực trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay tàng hình Su-57 có khả năng cơ động vượt trội mọi loại tiêm kích thế hệ 5 hiện nay. Nguồn ảnh: Foxtrot.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-tuyen-bo-chi-can-so-luong-nho-su-57-cung-du-ran-de-nato-1573944.html