Nga và Trung Quốc 'gồng mình' uy hiếp vũ khí: Lý do Mỹ không thể bị 'hạ gục'?

Cuộc chạy đua vũ khí đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hế. Sức mạnh của ba siêu cường Mỹ, Nga và Trung Quốc đang nóng lên từng ngày.

Nga-Trung tăng đột biến sức mạnh quân sự

Theo tờ the Hill, Washington trong những ngày này đang căng thẳng với các vấn đề thương mại của Trung Quốc, các vấn đề của Nga hay Iran và cả Triều Tiên. Điều này được cho là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Mỹ. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc và Nga đang tìm cách đối phó với các căng thẳng gia tăng từ Washington.

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh:AFP/Getty Images

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh:AFP/Getty Images

Nói vào ngày 2/6 tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – tướng Wei Fenghe đã đề cập đến Mỹ khi ông nói về các quốc gia lớn đang can thiệp vào các vấn đề khu vực, gây rắc rối, bỏ lại mớ hỗn độn.

Theo tướng Wei Fenghe, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc liên tục đạt được cấp độ cao bất chấp các căng thẳng gia tăng từ quân đội Mỹ. Vào ngày 5/6, máy bay SU-35 của Nga đã đánh chặn máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon Hải quân Mỹ trên Địa Trung Hải.

Cả Trung Quốc và Nga đều đang tiếp tục tăng cường chương trình hiện đại hóa. Bắc Kinh cũng tiếp tục huy động nguồn lực lớn hơn nhằm hỗ trợ quân sự. Mặt khác, không giống với Bắc Kinh, Moscow liên tục tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới trong nội chiến Syria và thúc đẩy phát triển vũ khí với nhiều năm kinh nghiệm.

Trung Quốc cũng tiếp tục có bước tiến lớn về trí tuệ nhân tạo, máy móc và hoạt động khám phá không gian. Trung Quốc đang phát triển hệ thống phòng không HQ-19 mà Bộ Quốc phòng Mỹ phỏng đoán có thể đối phó với tên lửa đạn đạo. Theo the Hill, Bắc Kinh cũng phát triển máy bay ném bom tàng hình và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025.

Cả Nga và Trung Quốc cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong hệ thống vũ khí siêu thanh. Trung Quốc đã thử nghiệm thành công XINGKONG-2 (Starry Sky-2) - hệ thống được mô tả như một phương tiện bay siêu vượt âm. Trong khi đó Nga tuyên bố trước Trung Quốc và Mỹ về việc đang phát triển hệ thống vũ khí siêu thanh, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu phàm RS-28 Sarmat được mệnh danh là "Quỷ Satan-2"; loại tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất Kh-47M2 Kinzhal và tên lửa siêu thanh Zircon. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ triển khai các công nghệ mới trên diện rộng nhằm giúp quân đội nước này nhanh chóng thu được nhiều lợi ích từ bất cứ đột phá khoa học nào.

Trong khi đó, Nga liên tục phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, có tên gọi là Nudol và hệ thống tên lửa chống đạn đạo S-500. Thực tế, người Nga đang dự kiến có thể thử nghiệm S-500 và hệ thống Sarmat trong năm này và có thể hoàn thành việc thử nghiệm vào đầu năm 2020.

Các nhà phân tích tin tưởng rằng Sarmeat ít nhất phải mất thêm 2 năm nữa mới theo lịch trình dự kiến.

Động thái từ Washington?

Về phần Mỹ, điều đó không rõ ràng Washington có nhìn thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga trong việc phát triển vũ khí tối tân. Giới quan sát cho rằng, Mỹ có thể đang chững lại phía sau phát triển hệ thống vũ khí siêu thanh. Còn với Nga, Moscow có thể không chỉ một hay nhiều hệ thống siêu thanh mà còn phát triển thêm hệ thống chống vũ khí bội siêu thanh.

Thêm vào đó, điều này không rõ ràng liên quân đội Mỹ có thể đạt được mức độ nào hoặc có thể Washintgon sẽ tiếp tục phát triển hệ thống vũ khí siêu thay nhằm cạnh tranh với Moscow và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Mỹ liên tục phát triển các hệ thống siêu thanh trong suốt hai thập kỷ qua. Vì vậy, sự phát triển của Mỹ về năng lực vũ khí không gì là không thể.

Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy phát triển vũ khí công nghệ cao. Bộ Quốc phòng Mỹ phải đảm bảo rằng các hệ thống mới sẽ cần thời gian. Vào cùng thời điểm, để chúng mạnh sức mạnh đi đầu, Washington liên tục thúc đẩy các chương trình đặc biệt.

Theo chuyên gia cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - Dov S. Zakheim, trong quá khứ, Mỹ đang chứng minh năng lực siêu phàm của vũ khí quân sự, được ví như một cuộc cách mạng. Đó là trường hợp tháng 8/1980, ông William Perry từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ, Bộ Quốc phòng đang phát triển máy bay ném bom B-2 và quả thực đó là cuộc cách mạng. Tuy nhiên, cho dù các chương trình chạy đua vũ khí liên tục được cấm đoán nhưng chỉ có giá trị một mức độ nhất định. Bởi vì ở mức độ tối thiểu, các cuộc diễn tập quy mô lớn cùng các đồng minh là không thế. Điều đó khó để đưa ra kế hoạch chiến lược lâu dài. Bởi vì một số quân lính Mỹ chưa quen với các hệ thống này nên Mỹ vẫn do dự để đưa vào sử dụng đột ngột các vũ khí mới nhất trong các cuộc chiến hay xung đột. Vì vậy, các chương trình của Mỹ vẫn "ẩn mình" trong bí mật nhằm tránh khỏi các hoạt động tình báo từ nước ngoài.

Chuyên gia cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - Dov S. Zakheim cho rằng, Mỹ vẫn thể hiện sức mạnh tiềm năng trong các chương trình vũ khí, chứng minh cho sức mạnh quân sự được ví như một siêu cường trong suốt thời gian qua.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nga-va-trung-quoc-gong-minh-uy-hiep-vu-khi-ly-do-my-khong-the-bi-ha-guc-20190610114643406.htm