Các nghệ nhân đã phục dựng và "hồi sinh" hình tượng rồng Việt qua ngàn năm lịch sử. Trên các tác phẩm có rồng theo tạo hình từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến thời Nguyễn. Bộ sưu tập Long Phi vận hội này có cảm hứng từ hình tượng rồng Việt, cũng mong ước một năm mới Giáp Thìn cá chép hóa rồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ sưu tập 100 tác phẩm gốm có điêu khắc rồng Việt vừa được Trung tâm Ngàn năm gốm Việt giới thiệu tại làng nghề Bát Tràng (Huyện Gia Lâm, Hà Nội) trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo đại diện Trung tâm này, các nghệ nhân đã phục dựng và "hồi sinh" hình tượng rồng Việt qua ngàn năm lịch sử. Trên các tác phẩm có rồng theo tạo hình từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến thời Nguyễn. Bộ sưu tập Long Phi vận hội này có cảm hứng từ hình tượng rồng Việt, cũng mong ước một năm mới Giáp Thìn cá chép hóa rồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những tác phẩm của bộ sưu tập gốm có hình rồng Việt Long Phi vận hội có một quy trình sáng tác chặt chẽ. Đại diện Trung tâm Ngàn năm gốm Việt cho biết mỗi chiếc bình có quy trình sản xuất khoảng 30 ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong quá trình sáng tác, các nghệ nhân cũng được tham khảo nhiều mẫu rồng Việt theo cách của người xưa làm. Họ cũng nhận sự cố vấn của những người nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khảo cổ học. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ban đầu, một nghệ nhân sẽ tạo dáng bình. Sau đó, một nghệ nhân khác sẽ điêu khắc hình rồng trên bình. Công đoạn phủ men tiếp theo lại do một nghệ nhân khác làm giúp tác phẩm trở nên tỉ mỉ, cầu kỳ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mục tiêu của Trung tâm Ngàn năm gốm Việt là sẽ ngày càng nhiều những tác phẩm có tinh thần và mang dấu ấn tinh hoa gốm cổ. Những tác phẩm độc bản này sau đó sẽ tỏa về các gia đình, để từ đó, ngày càng có nhiều người yêu mến gốm cổ hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hình tượng con rồng Việt đầy linh thiêng được phục dựng, hồi sinh trong bộ sưu tập "Long Phi vận hội." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh hình tượng rồng, Trung tâm cũng muốn nghiên cứu, chế tác nhằm tiến tới khôi phục lại dòng gốm hoa nâu. Dòng gốm thuần Việt này được chế tác và phát triển rực rỡ dưới thời Lý - Trần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trung tâm Ngàn năm gốm Việt muốn đưa gốm hoa nâu vào các không gian đương đại, trở thành những quà tặng văn hóa quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây đều là những tác phẩm độc bản và được chuyên gia đánh giá có độ tinh xảo. Nó cũng gợi tới sự hấp dẫn của các trung tâm gốm Bát Tràng, Hoàng Thành Thăng Long, Chu Đậu khi xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ sưu tập lấy từ cảm hứng mùa Thu năm 1010 khi vua Lý Công Uẩn xuống "Chiếu dời đô" chuyển kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, đặt định vị trí đế đô của nhà Lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong cuộc khởi đầu của bình minh Thăng Long ấy, lịch sử ngàn năm gốm Việt đã được khởi tạo với sự ra đời của các trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Kim Lan rồi tới Chu Đậu. Đây là minh chứng cho sự phồn vinh và thịnh vượng của văn minh Đại Việt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Du khách tới làng gốm Bát Tràng sẽ có dịp tham quan bộ sưu tập độc đáo này dịp Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây không chỉ là những tác phẩm điêu khắc gốm đơn thuần, mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa lâu đời và những câu chuyện di sản ngàn năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ sưu tập được công bố nhân dịp chào đón năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các tác phẩm Long Phi Vận Hội có cảm hứng từ hình tượng rồng Việt, thể hiện ước mong về một năm Giáp Thìn đầy may mắn và mạnh mẽ để nắm bắt những vận hội mới, ước vọng về những kỳ tích "cá chép hóa rồng" hay "cá chép vượt vũ môn." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi tác phẩm là một tác phẩm điêu khắc gốm độc bản được các nghệ nhân của Trung tâm lên thiết kế và chế tác tỉ mỉ hàng tháng trời. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bộ sưu tập được làm ra cũng với mong ước mang đến vượng khí và tài lộc, may mắn cho chủ nhân tương lai của các tác phẩm này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những hình dáng rồng được đắp nổi thể hiện độ tinh xảo của các nghệ nhân tại Bát Tràng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là bộ sưu tập gốm về rồng lớn nhất hiện tại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)