Ngắm cận chiếc võng lọng của công chúa, hoàng tử triều Nguyễn

Trong không gian trưng bày Hoàng cung triều Nguyễn của nhà sưu tập Đỗ Hùng (quận 1, TPHCM) có sự xuất hiện của hai chiếc võng lọng vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Theo như chú thích, đây là phương tiện di chuyển của hoàng tử và công chúa vào thời Nguyễn.

Đây là phần võng của công chúa, phía bên kia là của hoàng tử.

Đây là phần võng của công chúa, phía bên kia là của hoàng tử.

Họa tiết tâm mặt trời được thêu bằng những sợi chỉ vàng.

Họa tiết tâm mặt trời được thêu bằng những sợi chỉ vàng.

Họa tiết trang trí thân rồng, phụng được thể hiện bằng chỉ vàng, giữ được màu sắc của chất liệu theo thời gian. Hai chiếc võng thu hút quan khách dừng lại chiêm ngưỡng khá lâu.

Họa tiết trang trí thân rồng, phụng được thể hiện bằng chỉ vàng, giữ được màu sắc của chất liệu theo thời gian. Hai chiếc võng thu hút quan khách dừng lại chiêm ngưỡng khá lâu.

Đầu phụng đòn dọc gánh võng của công chúa. Theo như chú thích tại nơi trưng bày, các chi tiết này được thếp vàng.

Đầu phụng đòn dọc gánh võng của công chúa. Theo như chú thích tại nơi trưng bày, các chi tiết này được thếp vàng.

Đầu và đuôi rồng trên phần đòn dọc gánh võng của hoàng tử. Phần đòn dọc này dài 4.050 mm đã phai màu sơn son. Giữa hai chiếc võng trưng bày hàng nghi trượng. Khi hoàng gia và quan lại di chuyển, tùy theo vai vế, thân phận, chức vụ... mà số lượng nghi trượng được bố trí ứng với vị trí của nhân vật ngồi trên võng.

Đầu và đuôi rồng trên phần đòn dọc gánh võng của hoàng tử. Phần đòn dọc này dài 4.050 mm đã phai màu sơn son. Giữa hai chiếc võng trưng bày hàng nghi trượng. Khi hoàng gia và quan lại di chuyển, tùy theo vai vế, thân phận, chức vụ... mà số lượng nghi trượng được bố trí ứng với vị trí của nhân vật ngồi trên võng.

Đây là loại võng không dùng lọng tròn. Thay vào đó, phần lọng được thay thế bằng mui che nắng. Hai chiếc võng trưng bày tại bảo tàng có phần mui chỉ còn lại khung sườn thếp vàng. Theo phần chú thích, vàng thếp trên võng là loại vàng 24k. Theo một số ghi chép, trong các đám rước gần thường hay dùng võng trần, khi đi xa mới dùng võng có mui. Khi đi võng trần, người ta có thể ngồi xếp bàn tròn trong võng, đi võng có mui thì nằm và có thể ngủ trên võng.

Đây là loại võng không dùng lọng tròn. Thay vào đó, phần lọng được thay thế bằng mui che nắng. Hai chiếc võng trưng bày tại bảo tàng có phần mui chỉ còn lại khung sườn thếp vàng. Theo phần chú thích, vàng thếp trên võng là loại vàng 24k. Theo một số ghi chép, trong các đám rước gần thường hay dùng võng trần, khi đi xa mới dùng võng có mui. Khi đi võng trần, người ta có thể ngồi xếp bàn tròn trong võng, đi võng có mui thì nằm và có thể ngủ trên võng.

Chi tiết con ly móc võng vẫn óng ánh màu sắc của loại vàng nguyên chất.

Chi tiết con ly móc võng vẫn óng ánh màu sắc của loại vàng nguyên chất.

Hai đầu võng có chi tiết cái ngáng được thếp vàng. Ngáng hình cong dài ước 80 cm để xâu dây ở đầu võng vào, rồi kéo chụm lại móc vào đòn võng. Một số loại ngáng còn được làm bằng ngà voi.

Hai đầu võng có chi tiết cái ngáng được thếp vàng. Ngáng hình cong dài ước 80 cm để xâu dây ở đầu võng vào, rồi kéo chụm lại móc vào đòn võng. Một số loại ngáng còn được làm bằng ngà voi.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngam-can-chiec-vong-long-cua-cong-chua-hoang-tu-trieu-nguyen-post1650611.tpo