Video:
Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C bắc qua sông Hồng nối thị xã Sơn Tây, Hà Nội - huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có tổng mức đầu tư xây dựng 137 triệu USD, được đầu tư từ nguồn vay ODA của Hàn Quốc 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 37 triệu USD.
Cây cầu Vĩnh Thịnh được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2014. Cây cầu, còn thể hiện tình hữu nghĩ giữa Việt Nam - Hàn Quốc, được nâng lên tầm đối tác chiến lược của hai quốc gia.
Cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng với mục đích kết nối 2 trục trung tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.
Tại thời điểm khánh thành đưa vào sử dụng năm 2014, cầu Vĩnh Thịnh được biết đến là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài 5,4 km (trong đó cầu dài 4,4 km và đường hai đầu cầu dài 1 km).
Mặt cầu được thiết kế rộng 16,5m gồm 4 làn xe chạy, tốc độ thiết kế 80km/h.
Hình ảnh điểm đầu dự án tại nút giao QL32 với tuyến tránh Sơn Tây.
Cây cầu thay thế cho phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây và Vĩnh Tường.
Cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm giao thông vận tải, góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân của Thủ đô Hà Nội, của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Dự án còn thể hiện tình hữu nghĩ giữa Việt Nam - Hàn Quốc, được nâng lên tầm đối tác chiến lược của hai quốc gia.
Sau 9 năm vận hành khai thác, đến nay, cây cầu vẫn phát huy tốt giá trị và mục đích xây dựng.
Nguyễn Hữu Thắng