Ngắm chim tại vách đá ở Iceland

Vách đá Latrabjarg được xem là một trong những thiên đường ngắm chim và chụp ảnh đẹp nhất trên thế giới.

Vách đá Latrabjarg ở Iceland đánh dấu mũi cực Tây của châu Âu là thiên đường của hàng triệu loài chim, trong đó có loài hải âu rụt cổ, ó biển phương bắc, chim cách cộc mỏ xoắn và chim biển đến từ miền Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Vách đá Latrabjarg ở Iceland đánh dấu mũi cực Tây của châu Âu là thiên đường của hàng triệu loài chim, trong đó có loài hải âu rụt cổ, ó biển phương bắc, chim cách cộc mỏ xoắn và chim biển đến từ miền Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Một số loài như chim cánh cộc mỏ xoắn sống trên vách đá Latrabjarg có số lượng rất đông, chiếm khoảng 40% trong tổng số chim đang sống rải rác trên thế giới.

Một số loài như chim cánh cộc mỏ xoắn sống trên vách đá Latrabjarg có số lượng rất đông, chiếm khoảng 40% trong tổng số chim đang sống rải rác trên thế giới.

Latrabjarg được xem là vách đá có chim sinh sống lớn nhất châu Âu, vách cao tới 440 và dài tới 14km.

Latrabjarg được xem là vách đá có chim sinh sống lớn nhất châu Âu, vách cao tới 440 và dài tới 14km.

Mặc dù loài chim biển đến từ miền bắc đại tây dương và thái bình dương là phổ biến nhất ở vách đá Latrabjarg, nhưng hầu hết mọi người đến đây đều rất thích ngắm hàng ngàn chim hải âu rụt cổ.

Mặc dù loài chim biển đến từ miền bắc đại tây dương và thái bình dương là phổ biến nhất ở vách đá Latrabjarg, nhưng hầu hết mọi người đến đây đều rất thích ngắm hàng ngàn chim hải âu rụt cổ.

Vách đá Latrabjarg nổi tiếng với khoảng cách gần mà người ta có thể thoải mái xem chim.

Vách đá Latrabjarg nổi tiếng với khoảng cách gần mà người ta có thể thoải mái xem chim.

Ở một độ cao an toàn, những con chim nơi đây không phải lo sợ cáo rình rập ăn thịt và cũng như là tạo một cơ hội cho du khách tha hồ chụp ảnh từ cự ly gần.

Ở một độ cao an toàn, những con chim nơi đây không phải lo sợ cáo rình rập ăn thịt và cũng như là tạo một cơ hội cho du khách tha hồ chụp ảnh từ cự ly gần.

Đặc biệt loài chim hải âu rụt cổ được thuần hóa nên rất dạng, chúng thường xuyên lui tới những đám cỏ và tìm đến những nơi cao ráo trên vách đá để làm hang trú ẩn. Hang của chúng thường dài đến 2m.

Đặc biệt loài chim hải âu rụt cổ được thuần hóa nên rất dạng, chúng thường xuyên lui tới những đám cỏ và tìm đến những nơi cao ráo trên vách đá để làm hang trú ẩn. Hang của chúng thường dài đến 2m.

Khoảng từ tuần thứ ba của tháng tư, chúng thường quay trở lại hang đã làm trước đó để sinh sản và trú ở đây cho đến tháng 8 hay tháng 9 mới rời hang.

Khoảng từ tuần thứ ba của tháng tư, chúng thường quay trở lại hang đã làm trước đó để sinh sản và trú ở đây cho đến tháng 8 hay tháng 9 mới rời hang.

Vách đá Latrabjarg không chỉ là ngôi nhà lớn nhất của đàn chim cánh cộc mỏ xoắn, mà cũng là nhà của hàng ngàn giống chim biển kêu thất thanh khác như chim cốc, hải âu fulmar và mòng biển xira. Sự ồn ào, náo nhiệt ở đây khá áp đảo, như thể mùi hôi thối từ những đống phân chim trên mặt vách đá.

Vách đá Latrabjarg không chỉ là ngôi nhà lớn nhất của đàn chim cánh cộc mỏ xoắn, mà cũng là nhà của hàng ngàn giống chim biển kêu thất thanh khác như chim cốc, hải âu fulmar và mòng biển xira. Sự ồn ào, náo nhiệt ở đây khá áp đảo, như thể mùi hôi thối từ những đống phân chim trên mặt vách đá.

Trong nhiều thế kỷ qua, vách đá là một nguồn thu trứng chim biển ngon lành cho người dân địa phương. Người dân bắt chim và thu trứng làm nguồn thức ăn, bất chấp mối đe dọa cuộc sống của họ, khi phải trèo lên và tụt xuống vách đá bằng dây thừng nguy hiểm.

Trong nhiều thế kỷ qua, vách đá là một nguồn thu trứng chim biển ngon lành cho người dân địa phương. Người dân bắt chim và thu trứng làm nguồn thức ăn, bất chấp mối đe dọa cuộc sống của họ, khi phải trèo lên và tụt xuống vách đá bằng dây thừng nguy hiểm.

Cho đến cuối những năm 1950, người ta ước tính có khoảng 35.000 con chim bị bắt ở đây mỗi năm.

Cho đến cuối những năm 1950, người ta ước tính có khoảng 35.000 con chim bị bắt ở đây mỗi năm.

Ngày nay, trứng chim vẫn được lấy đi từ các vách đá để cung cấp nguồn thức ăn cho người dân và một phần cũng là duy trì truyền thống này qua nhiều thế hệ đến những thế kỷ tiếp theo.

Ngày nay, trứng chim vẫn được lấy đi từ các vách đá để cung cấp nguồn thức ăn cho người dân và một phần cũng là duy trì truyền thống này qua nhiều thế hệ đến những thế kỷ tiếp theo.

- Video bị kẻ thù nuốt gần hết cơ thể, rắn đuôi chuông vẫn cố gắng tấn công. Nguồn: Richard Rasmussen/Vietnamnet.

Theo Tuệ Tâm/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ngam-chim-tai-vach-da-o-iceland/20210303100244783