Ngắm dàn xe tăng, tên lửa mô hình cực hiếm của người đàn ông 7X

Hàng chục chiếc xe tăng, pháo, tên lửa... dàn trận trong căn phòng của người đàn ông 7X đam mê quân sự ở Hà Nội, khiến ai nhìn cũng muốn được sở hữu.

Bộ sưu tập hàng chục chiếc máy bay, xe tăng, tên lửa, thiết giáp mô phỏng theo thiết bị quân sự của Nga, Mỹ. Đây là sản phẩm tự tay lắp ráp của anh Thắng (Tango Nguyễn). Hơn 20 năm nay, anh tự mua phôi về lắp ráp, sơn sửa trang trí từ những phiên hiệu của các đơn vị thực tế đang sử dụng. Tất cả các mô hình được làm cũ theo màu thời gian. Mô hình dựng công phu nhất là cái sa bàn phức hợp gồm xe kéo tăng Maz 537 kết hợp với nhiều loại tăng, pháo chủ lực như T54, T62, các loại xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, tên lửa Scud B... với thời gian hoàn thành từ năm 2004 đến 2012.

Bộ sưu tập hàng chục chiếc máy bay, xe tăng, tên lửa, thiết giáp mô phỏng theo thiết bị quân sự của Nga, Mỹ. Đây là sản phẩm tự tay lắp ráp của anh Thắng (Tango Nguyễn). Hơn 20 năm nay, anh tự mua phôi về lắp ráp, sơn sửa trang trí từ những phiên hiệu của các đơn vị thực tế đang sử dụng. Tất cả các mô hình được làm cũ theo màu thời gian. Mô hình dựng công phu nhất là cái sa bàn phức hợp gồm xe kéo tăng Maz 537 kết hợp với nhiều loại tăng, pháo chủ lực như T54, T62, các loại xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành, tên lửa Scud B... với thời gian hoàn thành từ năm 2004 đến 2012.

Tại tủ kính, anh Thắng đang trưng bày hơn 50 mô hình hoàn chỉnh được hoàn thiện trong nhiều năm, mô phỏng những cánh bay huyền thoại thời chống Mỹ bao gồm: Mig 17, Mig 19, Mig 21. Sau này , anh bổ sung thêm Su 22M, Su22 M4. Tầng dưới của tủ bao gồm các loại phương tiện tăng pháo được cả 2 phía sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Xuân Mậu Thân, chiến dịch Hồ Chí Minh...

Tại tủ kính, anh Thắng đang trưng bày hơn 50 mô hình hoàn chỉnh được hoàn thiện trong nhiều năm, mô phỏng những cánh bay huyền thoại thời chống Mỹ bao gồm: Mig 17, Mig 19, Mig 21. Sau này , anh bổ sung thêm Su 22M, Su22 M4. Tầng dưới của tủ bao gồm các loại phương tiện tăng pháo được cả 2 phía sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Xuân Mậu Thân, chiến dịch Hồ Chí Minh...

Xe tăng T59 số hiệu 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông ta. Năm 1979, xe tăng 390 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980, xe tăng 390 đóng quân tại địa bàn Lạng Giang. Tháng 10/1999, chiếc xe huyền thoại này được điều về bảo tàng Tăng thiết giáp. Xe 390 với màu camo được dựng lại theo bức ảnh đen trắng của phóng viên chiến trường người pháp Francoise Demule sau chuyến hành quân, chiến đấu suốt từ Tây Nguyên qua Xuân Lộc rồi tiến thẳng đến Dinh Độc Lập.

Xe tăng T59 số hiệu 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông ta. Năm 1979, xe tăng 390 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980, xe tăng 390 đóng quân tại địa bàn Lạng Giang. Tháng 10/1999, chiếc xe huyền thoại này được điều về bảo tàng Tăng thiết giáp. Xe 390 với màu camo được dựng lại theo bức ảnh đen trắng của phóng viên chiến trường người pháp Francoise Demule sau chuyến hành quân, chiến đấu suốt từ Tây Nguyên qua Xuân Lộc rồi tiến thẳng đến Dinh Độc Lập.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya và 2S1 Gvozdika trên xe chuyên kéo tăng Maz 537. Đây là hai dòng pháo tự hành chủ lực của Việt Nam hiện nay, nối tiếp dòng pháo ASU85 và SU100 sử dụng trong thập niên 70. 2S1 Gvozdika sử dụng khung gầm xe thiết giáp MT-LB cải tiến với trọng lượng 16 tấn, trang bị khẩu pháo cỡ 122mm 2A18 có tầm bắn 15-21km tùy loại đạn. 2S3 trang bị khẩu pháo 152,4mm D-22 với chiều dài nòng gấp 27 lần cỡ nòng, tốc độ bắn pháo 2,6-3,5 viên/phút, tầm bắn từ 18,5-24km tùy loại đạn. Sa bàn xe kéo và pháo tự hành này được anh Thắng xây dựng theo một bức ảnh hành quân việt dã của binh chủng pháo binh tại biên giới phía Bắc.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya và 2S1 Gvozdika trên xe chuyên kéo tăng Maz 537. Đây là hai dòng pháo tự hành chủ lực của Việt Nam hiện nay, nối tiếp dòng pháo ASU85 và SU100 sử dụng trong thập niên 70. 2S1 Gvozdika sử dụng khung gầm xe thiết giáp MT-LB cải tiến với trọng lượng 16 tấn, trang bị khẩu pháo cỡ 122mm 2A18 có tầm bắn 15-21km tùy loại đạn. 2S3 trang bị khẩu pháo 152,4mm D-22 với chiều dài nòng gấp 27 lần cỡ nòng, tốc độ bắn pháo 2,6-3,5 viên/phút, tầm bắn từ 18,5-24km tùy loại đạn. Sa bàn xe kéo và pháo tự hành này được anh Thắng xây dựng theo một bức ảnh hành quân việt dã của binh chủng pháo binh tại biên giới phía Bắc.

Tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 và pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 (ảnh dưới). Cả hai hệ thống này đều tham gia không chiến với Không Quân Mỹ trong chiến tranh, Strela 10 tiền thân là hệ thống A72 đã làm nhiều phi công Mỹ khiếp vía.

Tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 và pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 (ảnh dưới). Cả hai hệ thống này đều tham gia không chiến với Không Quân Mỹ trong chiến tranh, Strela 10 tiền thân là hệ thống A72 đã làm nhiều phi công Mỹ khiếp vía.

ZSU 23-4 là hệ thống phòng thủ hiệu quả, chuyên đón lõng máy bay Mỹ bổ nhào ném bom. Hiện nay, cả hai hệ thống được phiên chế bảo vệ hệ thống tên lửa phòng không S300.

ZSU 23-4 là hệ thống phòng thủ hiệu quả, chuyên đón lõng máy bay Mỹ bổ nhào ném bom. Hiện nay, cả hai hệ thống được phiên chế bảo vệ hệ thống tên lửa phòng không S300.

Sa bàn Scud B hành quân ra điểm bắn được bảo vệ phòng không bởi hệ thống ZSU 23-4. Sa bàn này được xây dựng lại theo cảnh quay truyền hình thực tế trong một đợt huấn luyện của Lữ đoàn 490. Tên lửa Scud B hay còn gọi là R17 Elbrus được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong thập niên 80, có tầm bắn hơn 300 Km, mang đầu đạn có sức công phá lớn, dẫn đường quán tính. Hiện nay, Scud B vẫn là lực lượng tên lửa mặt đất chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sa bàn Scud B hành quân ra điểm bắn được bảo vệ phòng không bởi hệ thống ZSU 23-4. Sa bàn này được xây dựng lại theo cảnh quay truyền hình thực tế trong một đợt huấn luyện của Lữ đoàn 490. Tên lửa Scud B hay còn gọi là R17 Elbrus được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong thập niên 80, có tầm bắn hơn 300 Km, mang đầu đạn có sức công phá lớn, dẫn đường quán tính. Hiện nay, Scud B vẫn là lực lượng tên lửa mặt đất chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Xe bọc thép lội nước BTR60 được Liên Xô viện trợ nhiều trong thập niên 1980, xe bọc thép chở quân Việt Nam đang sử dụng là biến thể BTR 60 BP với tháp pháo 12,7mm. Tốc độ hành quân là 60km/h, tốc độ lội nước 10km/h. BTR 60 đang được sử dụng rộng rãi trong Lục quân và Hải quân đánh bộ của Việt Nam. Hiện nước ta đang tính toán việc mua gói nâng cấp BTR 60 lên chuẩn ngang với BTR80A danh tiếng của Nga.

Xe bọc thép lội nước BTR60 được Liên Xô viện trợ nhiều trong thập niên 1980, xe bọc thép chở quân Việt Nam đang sử dụng là biến thể BTR 60 BP với tháp pháo 12,7mm. Tốc độ hành quân là 60km/h, tốc độ lội nước 10km/h. BTR 60 đang được sử dụng rộng rãi trong Lục quân và Hải quân đánh bộ của Việt Nam. Hiện nước ta đang tính toán việc mua gói nâng cấp BTR 60 lên chuẩn ngang với BTR80A danh tiếng của Nga.

Mô hình xe kéo tăng Maz 537 và xe tăng T62. Sau chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số tăng T62, là biến thể nâng cấp của dòng tăng T54/55 với hệ thống ngắm bắn cải tiến, tháp pháo thấp hơn sử dụng pháo nòng trơn 115mm, hệ thống phân bổ lực kéo trên bánh xe tốt hơn khi vượt chướng ngại vật.

Mô hình xe kéo tăng Maz 537 và xe tăng T62. Sau chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số tăng T62, là biến thể nâng cấp của dòng tăng T54/55 với hệ thống ngắm bắn cải tiến, tháp pháo thấp hơn sử dụng pháo nòng trơn 115mm, hệ thống phân bổ lực kéo trên bánh xe tốt hơn khi vượt chướng ngại vật.

Năm 1988, Việt Nam được Liên Xô viện trợ dòng máy bay Su22M (còn gọi là Su trắng). Ngày 14/3/1988, phi Công Vũ Xuân Cương cất cánh từ Phan Rang bay thẳng ra Trường Sa, giúp giải vây cho bộ đội công binh của Việt Nam đang cố thủ tại đảo Len Đao, đánh dấu lần đầu Việt Nam có thể tác chiến trên biển xa, phối hợp với Hải quân bảo vệ chủ quyền.

Năm 1988, Việt Nam được Liên Xô viện trợ dòng máy bay Su22M (còn gọi là Su trắng). Ngày 14/3/1988, phi Công Vũ Xuân Cương cất cánh từ Phan Rang bay thẳng ra Trường Sa, giúp giải vây cho bộ đội công binh của Việt Nam đang cố thủ tại đảo Len Đao, đánh dấu lần đầu Việt Nam có thể tác chiến trên biển xa, phối hợp với Hải quân bảo vệ chủ quyền.

Su22M4 (còn gọi là Su xanh) là biến thể sau cùng, tương đối hiện đại được Việt Nam mua lại từ các nước thân Liên Xô trong thập niên 90. Su22 M4 có khả năng mang 4 tấn vũ khí, phạm vi tác chiến trên 2.000 km và khả năng mang treo nhiều loại vũ khí thông thường/ thông minh trên 8 giá treo, là một vũ khí đáng gờm mà Việt Nam đang khai thác tốt. Su22 trên thế giới hiện có biến thể M5 do Nga và Pháp hợp tác phát triển.

Su22M4 (còn gọi là Su xanh) là biến thể sau cùng, tương đối hiện đại được Việt Nam mua lại từ các nước thân Liên Xô trong thập niên 90. Su22 M4 có khả năng mang 4 tấn vũ khí, phạm vi tác chiến trên 2.000 km và khả năng mang treo nhiều loại vũ khí thông thường/ thông minh trên 8 giá treo, là một vũ khí đáng gờm mà Việt Nam đang khai thác tốt. Su22 trên thế giới hiện có biến thể M5 do Nga và Pháp hợp tác phát triển.

Máy bay Su30 là biến thể 4+ phát triển từ dòng máy bay Su27 danh tiếng của Nga. Quân đội Việt Nam trong thập niên 90 đã từng bước trang bị 3 Trung đoàn Không quân tiêm kích bom ưu việt này. Hiện nay, Su30 là quả đấm sắt trên không góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Máy bay Su30 là biến thể 4+ phát triển từ dòng máy bay Su27 danh tiếng của Nga. Quân đội Việt Nam trong thập niên 90 đã từng bước trang bị 3 Trung đoàn Không quân tiêm kích bom ưu việt này. Hiện nay, Su30 là quả đấm sắt trên không góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Su30 trang bị cho Việt Nam có 2 màu sơn ngụy trang. Màu xanh truyền thống của Không quân Nga và màu cỏ úa xuất khẩu cho Việt Nam và một số quốc gia khác. Với 12 giá treo và 10 tấn vũ khí mang theo, phạm vi tác chiến 3.000km, khả năng tiếp dầu trên không, tốc độ lớn, sử dụng đường cất hạ cánh ngắn hẹp... đảm bảo khả năng phòng thủ.

Su30 trang bị cho Việt Nam có 2 màu sơn ngụy trang. Màu xanh truyền thống của Không quân Nga và màu cỏ úa xuất khẩu cho Việt Nam và một số quốc gia khác. Với 12 giá treo và 10 tấn vũ khí mang theo, phạm vi tác chiến 3.000km, khả năng tiếp dầu trên không, tốc độ lớn, sử dụng đường cất hạ cánh ngắn hẹp... đảm bảo khả năng phòng thủ.

Xe tăng T90 S được chụp và xây dựng theo nguyên mẫu T90 S được trưng bày tại Thái Nguyên năm 2019. Đây là dòng Tăng chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam, được trang bị động cơ tăng áp 1130 mã lực, pháo nòng trơn 125mm với hệ thống nạp đạn tự động cho phép bắn cả đạn thông thường và tên lửa chống tăng. Hệ thống ngắm bắn ưu việt kết hợp với máy tính đạn đạo cho phép tác chiến trong điều kiện tầm nhìn kém, vừa bắn vừa cơ động.

Xe tăng T90 S được chụp và xây dựng theo nguyên mẫu T90 S được trưng bày tại Thái Nguyên năm 2019. Đây là dòng Tăng chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam, được trang bị động cơ tăng áp 1130 mã lực, pháo nòng trơn 125mm với hệ thống nạp đạn tự động cho phép bắn cả đạn thông thường và tên lửa chống tăng. Hệ thống ngắm bắn ưu việt kết hợp với máy tính đạn đạo cho phép tác chiến trong điều kiện tầm nhìn kém, vừa bắn vừa cơ động.

Người đàn ông thế hệ 7X này cho biết, trong bộ sưu tập của anh có những mô hình thuộc loại hiếm như máy bay Su22, sản xuất bởi Tiệp Khắc, giờ không còn nữa; máy bay Su30 tỷ lệ 1/48 của Hàn Quốc xuất bản duy nhất một lần. "Tiền thì cũng chả biết đánh giá thế nào cho đủ vì các hộp kít mô hình mua về cũng khá đắt, cộng thêm sơn, chế tác các lớp phủ, camo ngụy trang, đề can... Trước mình có gấp đôi mô hình như thế này, nhưng dần dần đem vào các đơn vị, tặng anh em chiến sĩ nên giờ còn lại từng này. Giờ mình không có nhiều thời gian dành cho thú vui này nên đang tìm người kế nhiệm chăm sóc cho toàn bộ mô hình mà mình mất gần 20 năm sưu tập", anh Thắng chia sẻ.

Người đàn ông thế hệ 7X này cho biết, trong bộ sưu tập của anh có những mô hình thuộc loại hiếm như máy bay Su22, sản xuất bởi Tiệp Khắc, giờ không còn nữa; máy bay Su30 tỷ lệ 1/48 của Hàn Quốc xuất bản duy nhất một lần. "Tiền thì cũng chả biết đánh giá thế nào cho đủ vì các hộp kít mô hình mua về cũng khá đắt, cộng thêm sơn, chế tác các lớp phủ, camo ngụy trang, đề can... Trước mình có gấp đôi mô hình như thế này, nhưng dần dần đem vào các đơn vị, tặng anh em chiến sĩ nên giờ còn lại từng này. Giờ mình không có nhiều thời gian dành cho thú vui này nên đang tìm người kế nhiệm chăm sóc cho toàn bộ mô hình mà mình mất gần 20 năm sưu tập", anh Thắng chia sẻ.

Nhật Vũ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ngam-dan-xe-tang-ten-lua-mo-hinh-cuc-hiem-cua-nguoi-dan-ong-7x-ar589658.html