Ngắm đèn trung thu khổng lồ tại Đường Lâm trước ngày khai hội

Không cần lên Tuyên Quang, ngay tại Hà Nội cũng chuẩn bị có lễ hội với những chiếc đèn Trung thu khổng lồ. Người dân làng Đường Lâm đang gấp rút hoàn thiện những chiếc đèn lớn để phục vụ người dân và du khách.

Ảnh

Từ nhiều năm nay thị xã Sơn Tây triển khai chương trình rước đèn Trung thu - đèn khổng lồ nhằm thêm những sản phẩm du lịch, cũng như có những sản phẩm để các bạn thiếu nhi tại thị xã chung vui Tết Trung thu.

Từ nhiều năm nay thị xã Sơn Tây triển khai chương trình rước đèn Trung thu - đèn khổng lồ nhằm thêm những sản phẩm du lịch, cũng như có những sản phẩm để các bạn thiếu nhi tại thị xã chung vui Tết Trung thu.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây) cho biết: "Năm nay tôi thiết kế ra mô hình đèn trung thu hình con trâu, kết hợp hình tượng chiếc cổng làng với mong muốn giới thiệu văn hóa bản địa nơi đây - một vùng đất cổ. Ngoài ra, hình tượng con trâu là hình tượng thân quen với làng quê Việt Nam nói chung cũng như làng cổ Đường Lâm nói riêng. Chiếc đèn này cũng được đưa yếu tố hiện đại vào, đầu chiếc đèn có thể cử động, rung lắc được, tạo sự thu hút và hấp dẫn hơn với trẻ em cũng như khách du lịch đến với miền đất này".

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây) cho biết: "Năm nay tôi thiết kế ra mô hình đèn trung thu hình con trâu, kết hợp hình tượng chiếc cổng làng với mong muốn giới thiệu văn hóa bản địa nơi đây - một vùng đất cổ. Ngoài ra, hình tượng con trâu là hình tượng thân quen với làng quê Việt Nam nói chung cũng như làng cổ Đường Lâm nói riêng. Chiếc đèn này cũng được đưa yếu tố hiện đại vào, đầu chiếc đèn có thể cử động, rung lắc được, tạo sự thu hút và hấp dẫn hơn với trẻ em cũng như khách du lịch đến với miền đất này".

Để làm ra mô hình đèn Trung Thu, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã phác thảo và thực hiện một mô hình bằng gốm, cách điệu từ tích "mục đồng chăn trâu" sau đó phóng to thành mô hình đèn lớn. Tuy nhiên, khi đưa vào thực hiện, chú mục đồng lại cao quá độ cao cho phép của đèn nên chi tiết này đã bị loại đi.

Để làm ra mô hình đèn Trung Thu, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã phác thảo và thực hiện một mô hình bằng gốm, cách điệu từ tích "mục đồng chăn trâu" sau đó phóng to thành mô hình đèn lớn. Tuy nhiên, khi đưa vào thực hiện, chú mục đồng lại cao quá độ cao cho phép của đèn nên chi tiết này đã bị loại đi.

“Con trâu được kết hợp với cổng làng quen thuộc là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. Trước đây, phần lớn người dân ở đây làm nông nghiệp vì thế hình ảnh con trâu đã khơi nguồn cảm hứng để làm ra sản phẩm ý nghĩa này. Sau 40 ngày thực hiện, tôi và người dân trong thôn Mông Phụ đã hoàn thiện mô hình trâu cổng làng ngũ sắc để tham gia dự thi trong dịp trung thu của làng cổ Đường Lâm" - nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát nói thêm.

“Con trâu được kết hợp với cổng làng quen thuộc là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. Trước đây, phần lớn người dân ở đây làm nông nghiệp vì thế hình ảnh con trâu đã khơi nguồn cảm hứng để làm ra sản phẩm ý nghĩa này. Sau 40 ngày thực hiện, tôi và người dân trong thôn Mông Phụ đã hoàn thiện mô hình trâu cổng làng ngũ sắc để tham gia dự thi trong dịp trung thu của làng cổ Đường Lâm" - nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát nói thêm.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, chiếc đèn Trung thu lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó, yếu tố truyền thống là cổng làng và con trâu. Ngoài ra, màu sắc được sử dụng trên con trâu này rất rực rỡ, sống động, tạo sự thu hút với trẻ em dịp Trung thu.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, chiếc đèn Trung thu lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó, yếu tố truyền thống là cổng làng và con trâu. Ngoài ra, màu sắc được sử dụng trên con trâu này rất rực rỡ, sống động, tạo sự thu hút với trẻ em dịp Trung thu.

Yếu tố hiện đại được đưa vào là chiếc đèn này là con trâu đã được cách điệu đưa về hình dạng, hình khối khúc chiết và tối giản giúp cho hình tượng trâu trở lên đặc biệt hơn, người xem không bị nhàm chán bởi hình tượng đèn mang tính chất tả thực. Chiếc đèn làm từ khung sắt và nhựa mica phủ ngoài, dễ nhận thấy con trâu được tạo thành từ các khối hình vuông vức to lớn, đôi chân được cách điệu tạo hình dáng cổng thành, lưng trâu tạo thành kết cấu mái nhà.

Yếu tố hiện đại được đưa vào là chiếc đèn này là con trâu đã được cách điệu đưa về hình dạng, hình khối khúc chiết và tối giản giúp cho hình tượng trâu trở lên đặc biệt hơn, người xem không bị nhàm chán bởi hình tượng đèn mang tính chất tả thực. Chiếc đèn làm từ khung sắt và nhựa mica phủ ngoài, dễ nhận thấy con trâu được tạo thành từ các khối hình vuông vức to lớn, đôi chân được cách điệu tạo hình dáng cổng thành, lưng trâu tạo thành kết cấu mái nhà.

Chiếc đèn Trung thu hình con voi được làm từ tre nứa và giấy bồi mang nét mộc mạc truyền thống của thôn Phụ Khang. Voi cũng là một linh vật gắn với huyền tích xưa của làng Đường Lâm. Theo đó, ở Đường Lâm có một rặng cây duối cổ được người dân Đường Lâm tôn kính như một vị thần. Theo truyền thuyết, đây là nơi Vua Ngô Quyền từng buộc voi chiến, ngựa chiến khi chuẩn bị ra trận.

Chiếc đèn Trung thu hình con voi được làm từ tre nứa và giấy bồi mang nét mộc mạc truyền thống của thôn Phụ Khang. Voi cũng là một linh vật gắn với huyền tích xưa của làng Đường Lâm. Theo đó, ở Đường Lâm có một rặng cây duối cổ được người dân Đường Lâm tôn kính như một vị thần. Theo truyền thuyết, đây là nơi Vua Ngô Quyền từng buộc voi chiến, ngựa chiến khi chuẩn bị ra trận.

Trẻ em thích thu vây quanh vui chơi cùng với đèn Trung thu hình voi lớn.

Trẻ em thích thu vây quanh vui chơi cùng với đèn Trung thu hình voi lớn.

Nhắc đến Đường Lâm là nhắc tới mảnh đất 2 vua, nơi sinh ra hai vị vua lừng lẫy của lịch sử Việt Nam là Phùng Hưng và Ngô Quyền. Khi nhắc tới vua Phùng Hưng, không thể không nhắc tới tích "Ông Phùng Hưng đánh hổ". Dựa trên tích này, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho mùa trung thu năm nay.

Nhắc đến Đường Lâm là nhắc tới mảnh đất 2 vua, nơi sinh ra hai vị vua lừng lẫy của lịch sử Việt Nam là Phùng Hưng và Ngô Quyền. Khi nhắc tới vua Phùng Hưng, không thể không nhắc tới tích "Ông Phùng Hưng đánh hổ". Dựa trên tích này, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho mùa trung thu năm nay.

Chiếc đèn con hổ được tạo thành tư thế dũng mãnh của chúa tể rừng xanh, bộ khung xương làm từ sắt, da hổ làm bằng vải canvas khâu lên và tô màu acrylic, bàn chân hổ được làm từ đất sét mỹ thuật.

Chiếc đèn con hổ được tạo thành tư thế dũng mãnh của chúa tể rừng xanh, bộ khung xương làm từ sắt, da hổ làm bằng vải canvas khâu lên và tô màu acrylic, bàn chân hổ được làm từ đất sét mỹ thuật.

Ông Thiều Mạnh Cường (Bí thư chi bộ thôn Cam Lâm) cho biết: “Đèn con hổ này thôn chúng tôi đã làm được khoảng một tuần nay, gắn với tích vua Phùng Hưng đánh hổ. Theo tích xưa, đất Cam Lâm là gốc đất hai vua là Phùng Hưng (thế kỷ 8) và Ngô Quyền (thế kỷ 10). Tương truyền Phùng Hưng là người đất Cam Lâm, sinh ra đã có sức khỏe phi thường, vật được trâu, đánh được hổ. Chính ông đã đánh con hổ dữ, trừ hại cho dân. Đây là năm đầu tiên, lễ hội đèn Trung Thu tổ chức về từng thôn xóm, chúng tôi cũng muốn làm một chiếc đèn linh vật tượng trưng tưởng nhớ đến Vua Phùng Hưng”.

Ông Thiều Mạnh Cường (Bí thư chi bộ thôn Cam Lâm) cho biết: “Đèn con hổ này thôn chúng tôi đã làm được khoảng một tuần nay, gắn với tích vua Phùng Hưng đánh hổ. Theo tích xưa, đất Cam Lâm là gốc đất hai vua là Phùng Hưng (thế kỷ 8) và Ngô Quyền (thế kỷ 10). Tương truyền Phùng Hưng là người đất Cam Lâm, sinh ra đã có sức khỏe phi thường, vật được trâu, đánh được hổ. Chính ông đã đánh con hổ dữ, trừ hại cho dân. Đây là năm đầu tiên, lễ hội đèn Trung Thu tổ chức về từng thôn xóm, chúng tôi cũng muốn làm một chiếc đèn linh vật tượng trưng tưởng nhớ đến Vua Phùng Hưng”.

Theo quy định từ Ủy ban Nhân dân xã Đường Lâm cho lễ hội Trung thu, để đảm bảo cho việc di chuyển ngoài đường làng, những chiếc đèn phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không quá 5m, chiều dài tối đa 8m.

Theo quy định từ Ủy ban Nhân dân xã Đường Lâm cho lễ hội Trung thu, để đảm bảo cho việc di chuyển ngoài đường làng, những chiếc đèn phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không quá 5m, chiều dài tối đa 8m.

Chị Vương Thị Thùy (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm) chia sẻ: "Từ ý tưởng ban chỉ đạo của thôn, vợ chồng tôi đã bắt đầu phác thảo ra giấy và dựng thô bản vẽ kỹ thuật trên máy tính để tạo thế con hổ như thế nào. Vì đã được học về kỹ thuật tạo hình 3D, 2D nên chúng tôi không gặp khó khăn về việc thiết kế. Chỉ có điều, do đèn có kích thước lớn, tạo hình từ sắt nên phải mất nhiều công sức hơn để uốn nắn tạo thế cho giống hơn. Ngoài việc kể lại một tích xưa của quê hương, chúng tôi cũng mong muốn truyền tải thông điệp rằng hổ cùng nhiều loài động vật hoang dã khác đang ở mức độ nguy cấp, trong sách đỏ, chúng ta hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng".

Chị Vương Thị Thùy (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm) chia sẻ: "Từ ý tưởng ban chỉ đạo của thôn, vợ chồng tôi đã bắt đầu phác thảo ra giấy và dựng thô bản vẽ kỹ thuật trên máy tính để tạo thế con hổ như thế nào. Vì đã được học về kỹ thuật tạo hình 3D, 2D nên chúng tôi không gặp khó khăn về việc thiết kế. Chỉ có điều, do đèn có kích thước lớn, tạo hình từ sắt nên phải mất nhiều công sức hơn để uốn nắn tạo thế cho giống hơn. Ngoài việc kể lại một tích xưa của quê hương, chúng tôi cũng mong muốn truyền tải thông điệp rằng hổ cùng nhiều loài động vật hoang dã khác đang ở mức độ nguy cấp, trong sách đỏ, chúng ta hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng".

Ngày 31/8, tại làng cổ Đường Lâm sẽ diễn ra sự kiện Trung thu Làng Cổ với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng khổng lồ trung thu của xã Đường Lâm với 9 đèn lồng của 9 thôn và nhiều đèn lồng của địa phương khác cùng tham gia trưng bày.

Ngày 31/8, tại làng cổ Đường Lâm sẽ diễn ra sự kiện Trung thu Làng Cổ với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng khổng lồ trung thu của xã Đường Lâm với 9 đèn lồng của 9 thôn và nhiều đèn lồng của địa phương khác cùng tham gia trưng bày.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ngam-den-trung-thu-khong-lo-tai-duong-lam-truoc-ngay-khai-hoi-392988.html