Ngắm 'kho báu' trong ngôi chùa cổ

Một ngôi chùa cổ cũ kỹ, có phần xuống cấp, nhưng lại chứa đựng bên trong cả một kho báu tuyệt vời về nghệ thuật chạm khắc gỗ của cha ông, với những đường nét tinh xảo tuyệt mỹ, hiếm nơi nào có được. Đó là chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, với 16 bức phù điêu gỗ cổ từ thời Trần.

Sân chùa Thái Lạc

Sân chùa Thái Lạc

Chùa Thái Lạc được xây dựng từ thời Trần, thờ thần Pháp Vân trong Tứ Pháp, còn có tên tự là Pháp Vân. Chùa được xây dựng theo kểu “nội công ngoại quốc”, gồm Tam quan, sân chùa, Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu. Chùa được bài trí theo kiểu “Tiền Thần hậu Phật”, nghĩa là tượng Tứ Pháp được đặt lên trên tượng Phật. Chùa được xây dựng trên gò đất cao, dân gian vẫn gọi là lưng con rùa, hai bên là hai dòng nước chảy ra sông như hai con rồng con chầu về rồng mẹ.

Cảnh chùa bình yên.

Cảnh chùa bình yên.

Chùa được trùng tu, tôn tạo lớn hai lần vào thời Mạc và Hậu Lê (các năm 1609, 1611, 1630 và 1703).

Tam quan chùa nhìn từ trong sân.

Tam quan chùa nhìn từ trong sân.

Các cấu kiện và thành phần kiến trúc của chùa đều được làm bằng gỗ, mang đậm phong cách mỹ thuật thời Trần. Tượng thần Pháp Vân trong chùa tương truyền được tạc từ gỗ cây dâu lấy từ chùa Dâu, Bắc Ninh. Tục thờ Tứ Pháp thể hiện cho niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp cổ Việt Nam, thần hóa những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước. Đây là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

Chạm trổ tứ linh.

Chạm trổ tứ linh.

Ở Thượng điện chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ còn khá nguyên vẹn. Đây là kiểu kiến trúc khá hiếm, chỉ thấy ở chùa Thái Lạc, chùa Bối Khê và chùa Dâu. Bộ vì đỡ toàn bộ lực đè của mái nhà, có gắn giá chiêng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trên các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn, có những mảng chạm khắc còn khá nguyên vẹn mang đậm nét dấu ấn mỹ thuật thời Trần.

Điểm đặc biệt nhất của chùa Thái Lạc là 20 bức phù điêu chạm trổ (bức cổn) mô tả hình tiên nữ. 20 bức cổn này qua thời gian, cùng những biến động của xã hội, nay chỉ còn 16 bức là còn tương đối nguyên vẹn. 16 bức chạm trổ này được gắn giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ, có tác dụng che kín các lớp kiến trúc và để trang trí. Những bức chạm mô tả tiên nữ đánh đàn, thổi sáo, dâng đào, tiên nữ cưỡi phượng, thổi tiêu, kéo nhị. Có những bức chạm tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa. Có những bức chạm dàn nhạc ba người chơi đàn tranh, đàn tỳ bà và đàn tam.Những nét chạm khắc bằng đục vào các thớ gỗ mà mềm mại, uyển chuyển tinh xảo, huyền ảo như tranh vẽ bằng bút.

Điểm đặc biệt nhất của chùa Thái Lạc là 20 bức phù điêu chạm trổ (bức cổn) mô tả hình tiên nữ. 20 bức cổn này qua thời gian, cùng những biến động của xã hội, nay chỉ còn 16 bức là còn tương đối nguyên vẹn. 16 bức chạm trổ này được gắn giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ, có tác dụng che kín các lớp kiến trúc và để trang trí. Những bức chạm mô tả tiên nữ đánh đàn, thổi sáo, dâng đào, tiên nữ cưỡi phượng, thổi tiêu, kéo nhị. Có những bức chạm tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa. Có những bức chạm dàn nhạc ba người chơi đàn tranh, đàn tỳ bà và đàn tam.Những nét chạm khắc bằng đục vào các thớ gỗ mà mềm mại, uyển chuyển tinh xảo, huyền ảo như tranh vẽ bằng bút.

Tiên nữ kéo nhị thổi tiêu.

Tiên nữ kéo nhị thổi tiêu.

Những bức chạm cổ tại chùa Thái Lạc này có thể nói là có một không hai. 16 bức chạm được sắp xếp từ gian ngoài vào gian trong chùa, được đặt ở những nơi hứng ánh sáng tự nhiên từ trên mái chùa hoặc ánh sáng từ đèn nến trong điện, khiến cho vẻ đẹp của các bức chạm càng lung linh huyền ảo hơn. Điều đáng tiếc duy nhất là hiện nay một số bức chạm đã bị xuống cấp, mối mọt, hư hại, cần có bàn tay nhà khoa học và chuyên gia can thiệp.

Một bức cổn đã bị hỏng một phần.

Một bức cổn đã bị hỏng một phần.

Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của cư dân trong vùng, chùa Thái Lạc còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người nông dân ở đây. Hằng năm, vào các ngày 6 đến 8-3 âm lịch, chùa mở lễ hội Tứ Pháp (lễ hội cầu mưa), có tổ chức tế lễ và rước kiệu Tứ Pháp, có trò đánh trăng rất độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.

Năm 1964, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Một số hình ảnh các bức chạm gỗ trên các cấu kiện của chùa Thái Lạc:

Hình ông Phỗng.

Hình ông Phỗng.

Đôi rồng chầu.

Đôi rồng chầu.

Tiên nữ dâng hoa.

Tiên nữ dâng hoa.

Tiên nữ đầu người mình chim.

Tiên nữ đầu người mình chim.

Một bức chạm bị mối mọt.

Một bức chạm bị mối mọt.

 Rừng tùng và muông thú

Rừng tùng và muông thú

Tuyết Loan

nhandan.com.vn

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/ngam-kho-bau-trong-ngoi-chua-co-561649.html