Ngắm làng quê Việt qua tranh thêu tay của nghệ nhân Hải Dương

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình hay những cảnh sinh hoạt của người dân làng quê Việt được các nghệ nhân làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ, Hải Dương) khéo léo thêu thành những bức tranh tinh xảo, sống động.

Không chỉ là vùng đất thuần nông trù phú, làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) còn nổi tiếng với nghề thêu tranh tinh xảo. Những năm 1970, 1980 thế kỷ XX, về làng Xuân Nẻo đâu đâu cũng thấy nghệ nhân ngồi tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ.

Không chỉ là vùng đất thuần nông trù phú, làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) còn nổi tiếng với nghề thêu tranh tinh xảo. Những năm 1970, 1980 thế kỷ XX, về làng Xuân Nẻo đâu đâu cũng thấy nghệ nhân ngồi tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ.

Từ hàng chục năm nay, người dân xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) luôn tự hào với những sản phẩm tranh thêu thủ công. Có thời điểm, xã Hưng Đạo có tới khoảng 2.000 người thêu tranh.

Từ hàng chục năm nay, người dân xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) luôn tự hào với những sản phẩm tranh thêu thủ công. Có thời điểm, xã Hưng Đạo có tới khoảng 2.000 người thêu tranh.

Bà Phạm Thị Hòa, người có 60 năm kinh nghiệm thêu tranh chia sẻ các nghệ nhân trong làng thường lựa chọn chủ đề về làng quê, giếng nước, sân đình hay cảnh sinh hoạt, lao động đời thường của người dân. Ngoài ra, tranh thêu phong cảnh, danh lam thắng cảnh... cũng được khách đặt nhiều.

Bà Phạm Thị Hòa, người có 60 năm kinh nghiệm thêu tranh chia sẻ các nghệ nhân trong làng thường lựa chọn chủ đề về làng quê, giếng nước, sân đình hay cảnh sinh hoạt, lao động đời thường của người dân. Ngoài ra, tranh thêu phong cảnh, danh lam thắng cảnh... cũng được khách đặt nhiều.

Để có bức tranh thêu đẹp, người thợ cần phác thảo bản vẽ định hình bố cục và vẽ các chi tiết. Sau đó, dùng giấy nến, bút kim đục theo đường vẽ, dùng dầu xoa cho nét vẽ "ăn" xuống nền vải rồi mới bắt đầu thêu.

Để có bức tranh thêu đẹp, người thợ cần phác thảo bản vẽ định hình bố cục và vẽ các chi tiết. Sau đó, dùng giấy nến, bút kim đục theo đường vẽ, dùng dầu xoa cho nét vẽ "ăn" xuống nền vải rồi mới bắt đầu thêu.

Bức tranh có được sống động, đẹp thì ngoài bố cục cân đối hài hòa còn phụ thuộc vào cách phối màu chỉ của từng người thợ.

Bức tranh có được sống động, đẹp thì ngoài bố cục cân đối hài hòa còn phụ thuộc vào cách phối màu chỉ của từng người thợ.

Còn bà Nguyễn Thị Hoan, người có 55 năm kinh nghiệm thêu tranh cho biết thêu tranh rất kỳ công, mất nhiều thời gian. Có những bức tranh cần tới cả chục người thợ thêu liên tục nhiều tháng mới hoàn thành.

Còn bà Nguyễn Thị Hoan, người có 55 năm kinh nghiệm thêu tranh cho biết thêu tranh rất kỳ công, mất nhiều thời gian. Có những bức tranh cần tới cả chục người thợ thêu liên tục nhiều tháng mới hoàn thành.

Do đó, nghề thêu yêu cầu người thợ vừa khéo léo, tỉ mỉ vừa có sự sáng tạo trong cách phối hợp chất liệu, màu sắc, ánh sáng. Trong ảnh là bức Chùa Một Cột được thể hiện bằng sợi chỉ cotton Việt Nam chất lượng cao do bà Hoan thực hiện.

Do đó, nghề thêu yêu cầu người thợ vừa khéo léo, tỉ mỉ vừa có sự sáng tạo trong cách phối hợp chất liệu, màu sắc, ánh sáng. Trong ảnh là bức Chùa Một Cột được thể hiện bằng sợi chỉ cotton Việt Nam chất lượng cao do bà Hoan thực hiện.

Cũng theo bà Hoan, chủ đề gốc đa, giếng nước, sân đình hay cảnh sinh hoạt của người dân tại các làng quê Việt luôn là chủ đề được nhiều người lựa chọn bởi đó là hình ảnh quen thuộc với bất kỳ ai về làng quê Việt Nam.

Cũng theo bà Hoan, chủ đề gốc đa, giếng nước, sân đình hay cảnh sinh hoạt của người dân tại các làng quê Việt luôn là chủ đề được nhiều người lựa chọn bởi đó là hình ảnh quen thuộc với bất kỳ ai về làng quê Việt Nam.

Bức tranh Chiều hoàng hôn làng chài do nghệ nhân Phạm Thị Hòa thực hiện.

Bức tranh Chiều hoàng hôn làng chài do nghệ nhân Phạm Thị Hòa thực hiện.

Bức tranh Nông dân cấy lúa.

Bức tranh Nông dân cấy lúa.

Hà An - Nguyễn Hoàn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngam-lang-que-viet-qua-tranh-theu-tay-cua-nghe-nhan-hai-duong-post1512822.tpo